Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP


MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP


Trong suốt chặng đường làm việc dù còn là ít ỏi, chắc hẳn BẠN cũng đã từng gặp ít nhất là một người không hài lòng với công việc của họ.

Có 1001 lý do, họ không thích lịch làm việc, họ không “vừa mắt” với một vài đồng nghiệp trong công ty, hoặc thậm chí là không có “thiện cảm” với sếp.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi, nguyên nhân chính của sự không thỏa mãn trong công việc là họ không ý thức được, hoặc không suy nghĩ thấu đáo đến mục tiêu trong công việc của mình. Bạn nên tránh điều này, nhất là với các bạn đang trong quá trình khởi nghiệp hoặc thử việc. Chỉ khi bạn thật sự có suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của mình thì mới có động lực làm việc, và khi đạt được mục tiêu đó thì bạn mới có được sự thỏa mãn và hài lòng cao nhất trong sự nghiệp và trong cuộc sống.

Công việc gắn bó suốt đời với ta, khi ta yêu công việc ắt là ta yêu cuộc sống.


Sau đây là một số những mục tiêu sự nghiệp cơ bản và chắc chắn phổ biến nhất được đúc kết lại, hãy thử so sánh với những mục tiêu của bạn, xem thử coi áp dụng được không nhé!

1. Phát triển nguồn lực bản thân


Nguồn lực ở đây chính là kinh nghiệm, khả năng, vốn sống và kỹ năng. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – bạn sẽ có thêm nhiều “nguồn lực” nếu tiếp xúc và va chạm với cuộc sống. Có một điều rất hiển nhiên là bạn luôn phải tự nâng cấp bản thân, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để cung cấp cho công việc chuyên môn của mình. Vì vậy, việc tự nâng cấp mình lên một cấp bậc cao hơn và cao nhất luôn là mục tiêu của nhiều người. Hãy luôn tự đặt cho mình câu hỏi "Anh ấy (cô ấy) làm được, tại sao tôi lại không?" để làm động lực nâng cấp mình‎

2. Khía cạnh tài chính


Thật ra, đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Nếu bị trả lương quá thấp, bạn sẽ thấy cay đắng và thất vọng, việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cống hiến cũng như phương pháp làm việc. Nhưng nếu được trả lương quá cao, bạn có thể sẽ “ngủ quên” trong chiến thắng, năng suất làm việc sẽ giảm dần, và chẳng sớm thì muộn, công việc sẽ hóa thành “hồng lâu mộng”. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng khác là bạn‎ được trả lương đúng với năng lực, chức vụ đảm nhận và giá trị mình tạo ra cho công ty.

3. Sự thỏa mãn


Không có hoạt động nào trong cuộc sống lại diễn ra mà không đạt được một mức độ thỏa mãn nhất định của người làm ra nó. Một mục tiêu trong sự nghiệp nữa là bạn nên tìm thấy sự hài lòng thỏa mãn trong tất cả những việc mình làm, nghĩa là khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, phải có sự đầu tư, thì khi tác phẩm của mình hoàn thành, bạn mới có được sự thỏa mãn. Việc này cũng không có nghĩa là khi đã thỏa mãn rồi thì dừng lại, không tiếp tục trải nghiệm, thử thách và khám phá trong công việc, chuyện này giống như là tự hài lòng với mục tiêu nhỏ mà quên mất cái đích lớn đã vạch ra. Một người tự làm mình thấp thì sẽ không ai xem họ cao hết. ‎

Ta sống một cuộc đời đầy áp lực hay đầy buồn tẻ là do chính ta quyết định.

Ta sống một cuộc đời đầy áp lực hay đầy buồn tẻ là do chính ta quyết định.

4. Có những trải nghiệm mới


Chúng ta dành gần như ba phần tư cuộc đời để làm việc. Vì vậy, chúng ta không chỉ nhờ công việc mà tiến thân trong cuộc sống, mà còn để học hỏi những điều mới lạ cũng như có thêm kinh nghiệm sống. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng khác mà bạn phải ghi nhớ là tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, của người cũng như của chính bản thân. Những việc này sẽ giúp bạn thay đổi được quan điểm sống và mở rộng tầm nhìn hơn. Lắng nghe và quan sát mọi khía cạnh cuộc sống, rút ra những bài học nhân văn là cái hay của một người có mục tiêu rõ rệt.

5. Sự ổn định


Một mục tiêu quan trọng khác trong sự nghiệp là nên tìm kiếm sự ổn định. Một khi bạn đã có một công việc ổn định ở một công ty vững chắc, bạn không cần phải lo lắng những việc “cơm áo gạo tiền”, tất cả những gì cần phải quan tâm là phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp, việc này hoàn toàn rất có lợi cho bạn và cho công ty.

Nguyên Trương.

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/muc-tieu-nghe-nghiep-3728

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét