Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

KHÁT VỌNG ĐẾN TỪ ĐỊNH MỆNH


KHÁT VỌNG ĐẾN TỪ ĐỊNH MỆNH


Vào một ngày mưa lũ xảy ra tại miền Trung cách đây gần 30 năm, từ một cô bé đang học lớp 10 trường Bùi Thị Xuân quận 1, TP.HCM, cô bé ấy đang học bài thì chứng kiến cảnh mưa lũ trên màn hình tivi, cô đã khóc và tự dặn với lòng mình: Mình phải làm gì đó để những cảnh như thế này không còn xảy ra.

Cô bé nghĩ ngay: phải học nghề gì để vào làm việc tại cơ quan nhà nước, vì chỉ có làm việc tại cơ quan nhà nước mới có thể giúp ích cho xã hội nhiều. Suy nghĩ non nớt của cô bé là vậy, nên phải mất một thời gian ngắn, sau khi tự tìm hiểu và phân tích thông tin, cô bé mới xác định được là: Chắc mình phải học ngành Luật và cô mơ mộng đến viễn tưởng của tương lai cô sẽ giúp ích được gì.



Đến khi thi đại học thì cô bé chỉ muốn thi khối D, trong khi khối D không có ngành Luật, đồng thời bị ánh hào quang của trường đại học Ngoại thương, nên cô đã thi vào trường đại học Ngoại thương và rớt ngay lập tức. May mắn đã đến, khi ngành Luật có khối D vào năm sau tại trường đại học Văn Lang, không một chút ngần ngại, cô thi vào ngành Luật của trường này và cô đã trở thành cử nhân Luật sau bốn năm học tập tại đây. Trong thời gian học ngành Luật, vì cô muốn sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng nên cô học thêm cử nhân CNTT của trường Đại học KHTN. Thời kỳ đầu vi tính vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam, cùng với sự ngu ngơ của một người tuổi đời mười chín đôi mươi, khi học xong lớp cử nhân CNTT, cô mới nhận ra: Ủa, mình muốn sử dụng giỏi vi tính văn phòng, sao toàn học lập trình. Thế là cô sưu tầm ngay một số quyển sách dạy về vi tính văn phòng để tự mày mò và trở thành gia sư trong một thời gian ngắn.

Ngay khi tốt nghiệp cử nhân Luật, theo nguyện vọng của cô, ba cô đã dẫn cô đến Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân tham quan. Khi quan sát thực tế môi trường làm việc, cô đã quyết định: Chắc phải làm cho doanh nghiệp bên ngoài khoảng 10 năm, khi đó sẽ có nhiều thay đổi phù hợp với tính cách của mình hơn.

Nói là làm, cô mãi mê lăn lộn trong môi trường làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, cô được các headhunter đẩy đưa từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác cho vị trí Giám đốc Nhân sự và vào một ngày đẹp trời, cô nhận được một cuộc gọi từ headhunter khiến cuộc đời cô dần đi vào đường ray đã định sẵn của định mệnh: Em làm Trưởng phòng Nhân sự cho trường đại học nhé.

Ngẫm nghĩ lại lời mời của headhunter, cô nhận thấy mình đang đi xa so với khát vọng thuở bé và cô cảm thấy lòng tự hào dân tộc bị xúc phạm khi Tổng giám đốc người Singapore đã dùng những cách kiểm soát người Việt mà theo cô là không tôn trọng và không tin tưởng người lao động Việt Nam. Cô đến ngay ông Tổng giám đốc nói: Tôi nghỉ việc. Ông rất ngạc nhiên, lo lắng không hiểu vì sao lại có một quyết định nhanh chóng như vậy, đến nỗi qua ngày hôm sau ông cùng Phó Tổng giám đốc người Việt thuyết phục: you muốn cái gì cũng được, you không muốn ràng buộc với công ty, không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn cũng được.

Sau bao năm vào ra môi trường làm việc nước ngoài, lần đầu tiên bước chân vào môi trường làm việc Việt Nam mà lại là một trường đại học lớn đã đem lại nhiều cảm xúc bồi hồi, xúc động. Sau một giờ trao đổi cùng với người Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng đã nói: Ngày mai Hằng đi làm luôn nhé, còn việc ước muốn cống hiến cho môi trường làm việc nhà nước thì Hằng cứ theo đuổi, riêng tôi, tôi nhận thấy tính cách của Hằng không hợp với môi trường này. Thật ra cô đã nhận ra được điều này khá lâu và cô đã từng tự an ủi và định hướng lại cho tương lai của mình: Thì thôi vậy, mình sẽ nghỉ hưu khi bốn mươi tuổi, lúc đó mình sẽ đi du lịch khắp thế giới và làm bất cứ cái gì mình thích.

Trải qua tiếp môi trường làm việc doanh nghiệp Việt Nam, học hỏi được nhiều từ người sếp Việt tài ba và cô tuyên bố nghỉ hưu sớm hơn mục tiêu đã đặt ra hai năm với nhân viên, nhân viên của cô lao xao: “Cái gì, sếp nghỉ hưu tuổi này hả, sao mà lãng phí cho xã hội quá vậy, sao không khai thác hết cái tài của mình đi chứ?”, “Ừ, đâu nhất thiết phải làm trong môi trường nhà nước mới thỏa ước muốn, mới cống hiến được. Mình làm gì giúp ích cho xã hội cũng cần thiết và tốt rồi”.

Chuyên gia Huỳnh Thị Thu Hằng đang tương tác với các em học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng.


Thế là Công ty chuyên tư vấn về quản trị doanh nghiệp được ra đời. Trong quá trình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, đồng thời đã từng giữ vị trí quản lý cấp cao mới nhận thấy rõ: Các doanh nghiệp Việt sao mà phát triển được khi mà đội ngũ lao động tìm mãi không ra, ráng dùng lắm thì cũng khổ sở, khó khăn vô cùng. Tình hình này kéo mãi đến khi Việt Nam gia nhập các cộng đồng kinh tế trên thế giới thì thật khó cho doanh nghiệp Việt và lao động Việt. Đâu là vấn đề chính cần cải tiến ngay trong sức mình cho phép. Thế là công cụ Chọn nghề, hành nghề đầu tiên của Việt Nam được ra đời từ khát vọng thuở bé được chuyển hướng kịp thời với thực tế của tính cách.

Được biết nhóm tác giả là các chuyên gia tư vấn quản trị của Công ty Balance, có cùng chí hướng, cùng khát vọng góp phần nâng cao năng suất lao động Việt Nam để “dân giàu, nước mạnh”, họ đang thực hiện chương trình “CHỌN NGHỀ, HÀNH NGHỀ SỐNG VỚI ĐAM MÊ” cho người lao động Việt Nam, đặc biệt các em học sinh – sinh viên sẽ được tài trợ để được định hướng nghề nghiệp theo chuẩn MBTI của Mỹ, xác định sở thích, năng lực bản thân theo chuẩn của đa số các doanh nghiệp để các em không phải trả giá tuổi trẻ, không phải khổ sở với mức thu nhập hạn hẹp do các em không có đủ nguồn thông tin, không có phương pháp hướng nghiệp bài bản theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Phóng viên Hạnh Chi

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/khat-vong-den-tu-dinh-menh-3734

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét