Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN XÃ HỘI VĂN MINH


THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN XÃ HỘI VĂN MINH


Thương hiệu cá nhân là gì? Ai cũng hiểu đó chính là những hình ảnh, giá trị bản thân của một cá nhân giúp người đó phân biệt với mọi người xung quanh.

Vậy những yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu cá nhân đó là những gì? Dù mỗi một mục tiêu, mỗi một thành công của một cá nhân đều đạt được những giá trị, những ý nghĩa khác nhau, nhưng nó vẫn có những chuẩn mực nhất định cho mỗi người làm nên sự giàu có từ chính thương hiệu cá nhân của mình.

Xét về mức độ nào đó thì ngay cả khi bạn không làm gì cả thì bạn cũng có giá trị cá nhân đó chứ!? Ví dụ như một người mẹ nói với con mình “Con lớn rồi mà chưa biết tự lo cho thân mình, quần áo không chịu giặt, không biết cách ủi đồ, lười không chịu nổi”, vâng, đó là Mr. Zero.

Theo Card Jung (1875 - 1961) nhà tâm thần học người Thụy Sĩ (người đưa ra Học thuyết tính cách MBTI) đã đưa một trong những nội dung quan trọng trong tính cách con người, đó là “bạn hướng bản thân mình ra thế giới bên ngoài như thế nào” hay nói cách khác là mọi người nhìn nhận - ấn tượng với bạn ra sao để nêu lên đặc trưng tính cách của mỗi cá nhân. Chính vì thế chúng ta thường nghe câu nói: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” là vậy, chỉ có tính cách, giá trị của bạn sẽ là cái mọi người xung quanh nhớ đến lâu hơn là những thành tích, danh hiệu tức thời bạn đạt được.

Bạn là ai? Tại sao ở những nước phát triển, xã hội văn minh lại có quá nhiều thương hiệu cá nhân triệu phú? Bạn là triệu phú hay bạn có thuơng hiệu cá nhân triệu phú hay không là do bạn mà ra. Hãy đứng lên và hành động đi!



Nguyễn Vũ Tâm

Chuyên gia MBTI toàn cầu về huấn luyện, định hướng nghề nghiệp theo tính cách MBTI.


http://banlatrieuphu.com/bai-viet/thuong-hieu-ca-nhan-xa-hoi-van-minh-3715

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

7 CÁCH ĐỂ CÓ DOPAMINE - ĐỘNG LỰC THÀNH CÔNG


7 CÁCH ĐỂ CÓ DOPAMINE - ĐỘNG LỰC THÀNH CÔNG


Mỗi khi chán chường và thiếu động lực với công việc, mỗi người lại tự chọn một giải pháp riêng như đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch… Các nhà khoa học khẳng định, chỉ khi khiến não bộ sản xuất ra hormone kích thích niềm vui, bạn mới trở nên hứng khởi.

- Nguồn gốc của động lực tinh thần

Giới khoa học đã nghiên cứu và chứng minh: Động lực xuất phát từ Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có bên trong não bộ con người. Dopamine chính là hormone kích thích niềm vui và sự hứng thú‎

Theo các nhà khoa học, con người hoàn toàn có thể làm chủ khả năng tạo ra động lực cho bản thân. Cơ chế của khả năng này là việc bạn tạo ra môi trường kích thích sản xuất‎ Dopamine và não bộ sẽ làm nốt công đoạn còn lại. Về bản chất, những gì con người cần làm là thường xuyên cho não tiết ra Dopamine trong công việc hàng ngày một cách lặp đi lặp lại. Sau một khoảng thời gian nhất định, não bộ sẽ quen dần với công việc này và bạn có thể điều khiển động lực cá nhân như ý muốn.‎

Thật bất hạnh khi ta không hạnh phúc trong công việc (Ảnh từ intetnet)


Muốn vậy, để cho não tiết Dopamine và gia tăng hứng thú khi làm việc, cần:

1. Tăng cường tập trung


Trong khi làm việc, sẽ có rất nhiều việc diễn ra trong tâm trí, hoặc các nhân tố bên ngoài khiến bạn bị phân tâm. Do đó, khi làm bất kỳ một việc nào đó, hãy dồn sự tập trung tư tưởng tối đa cho công việc.

2. Suy nghĩ tích cực


Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn. Khi thấy mất hứng thú, hãy nhắc nhở bản thân nghĩ về những khía cạnh tích cực trong công việc như: Bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà nhiều người ao ước, bạn được trả lương đều đặn và mức lương đủ cho bạn trang trải cuộc sống, môi trường làm việc thân thiện và mọi người luôn yêu quý nhau… Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn phấn chấn và lạc quan hơn.

3. Thử thách bản thân


Hãy tìm kiếm những thách thức mới trong công việc, bởi một trong những lý do khiến bạn cảm thấy chán việc chính là sự nhàm chán. Hãy sáng tạo‎ để công việc của bạn trở nên thú vị hơn. Hãy chủ động trao đổi với sếp để nhận một dự án mới, giúp đỡ một nhân viên mới hay tìm hiểu công việc ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh‎ của công ty…

Chỉ cần có hành động, mọi việc sẽ trở nên đơn giản (Ảnh từ internet)


4. Học, học nữa, học mãi


Các khóa học liên quan đến công việc sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, mang lại điều mới mẻ trong công việc, hơn nữa lại giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, thêm vào hồ sơ tìm việc khi bạn sẵn sàng tìm kiếm cơ hội mới.

5. Mang niềm vui vào nơi làm việc


Công việc của bạn cần sự nghiêm túc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể có chút niềm vui nào khi làm việc. Hãy tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ ở nơi làm việc, như mang một ít bánh kẹo đến công ty ăn cùng đồng nghiệp, hay ăn trưa cùng mọi người, rủ đồng nghiệp tham gia các hoạt động giải trí ngoài giờ.

6. Sắp xếp lại thời gian


Trạng thái mệt mỏi, chán chường đôi khi do cảm giác “quá tải” gây ra. Nếu bạn đang cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian cho công việc, không có chút thời gian nào cho sở thích cá nhân, thì hãy dừng ngay việc này lại. Bạn cần sắp xếp, điều chỉnh lại thời gian để hoàn thành công việc cho phù hợp và cho phép bản thân rời khỏi văn phòng đúng giờ. Tuy nhiên, ai rồi cũng có lúc phải làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc, dự án. Tuy nhiên, đừng để tình trạng này xảy ra quá thường xuyên.

Học những gì cần thiết và chăm chỉ rèn luyện sẽ thành công (Ảnh từ internet)


7. Tô điểm cho cuộc sống cá nhân


Ngoài công việc, bạn cũng nên làm nhiều điều thú vị ‎khác cho cuộc sống. Nếu tuần làm việc của bạn đơn thuần chỉ là buổi sáng thức dậy, ăn sáng, đi làm, về nhà, ăn tối, xem tivi, sau đó đi ngủ, thì thật là nhàm chán.

Bạn nên cố gắng dung hòa những hoạt động xã hội vào tuần làm việc. Ví dụ như đăng ký lớp học yoga hay đi xem một bộ phim ngoài rạp, đi cà phê với bạn bè… Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà đôi khi có những điều để mong đợi trong suốt tuần làm việc cũng sẽ giúp bạn làm việc năng suất hơn.

Xin được lấy luận điểm của Donald M. Kendall làm lời kết cho bài viết này

“Có được sự may mắn và một người cố vấn đáng tin cậy là yếu tố rất cần thiết cho sự thành công của bất kỳ ai, nhưng sự hỗ trợ quan trọng nhất chính là việc tìm thấy niềm vui trong công việc. Đừng bao giờ cố sức bám trụ một công việc mà bạn không thích nhưng vẫn phải làm vì một lý do nào đó”.

Bành Thu Thủy.

Link MIỄN PHÍ để có được suối nguồn động lực: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/7-cach-de-co-dopamine-ndash-dong-luc-thanh-cong-3717

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

3 BÍ KÍP ĐỂ SẾP CÁM ƠN NHÂN VIÊN


3 BÍ KÍP ĐỂ SẾP CÁM ƠN NHÂN VIÊN


Chúng ta thường xuyên nói 2 từ “cám ơn” đến mức gần như trở thành phản xạ, nhưng có phải như vậy là chúng ta đã biết cám ơn đúng cách?

Theo TS. Emiliana Simon-Thomas - chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc, Giám đốc khoa học tại Trung tâm UC Berkeley's Greater Good Science Center, những người làm sếp thường có xu hướng cảm thấy “Tôi không cần phải cám ơn nhân viên vì tôi đã trả lương cho họ rồi”. Tuy nhiên, chỉ cần dành vài giây để cám ơn nhân viên đúng cách, nhà lãnh đạo có thể giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn và làm việc với năng suất cao hơn.

TS. Emiliana Simon-Thomas cho rằng chỉ với 3 bước đơn giản sau đây, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra tác động tích cực nhất đến nhân viên thông qua hành động cám ơn ngỡ như rất đơn giản:

1. Lời cám ơn phải xuất phát từ trái tim


Cách tốt nhất để nói lời cám ơn là trực tiếp mặt đối mặt chứ không phải qua email, Twitter, bình luận trên Facebook hoặc trên một mẩu giấy ghi chú.

Khi nói “cám ơn”, bạn phải đặt trái tim mình vào nó và nhìn thẳng vào mắt người được cám ơn, như thể không phải bạn đang đơn thuần là thốt ra hai từ cơ bản nhất mà là đang bày tỏ một lòng biết ơn chân thành.



2. Nói ra những điều khiến mình biết ơn


Hãy nói rõ những điều khiến bạn biết ơn, chẳng hạn như một thành tích, hành động hoặc thái độ cụ thể của nhân viên. Bởi vì đó chính là thời điểm hợp lý nhất để khen ngợi nhân viên và các đồng nghiệp về một điều gì đó mà họ đã làm và bạn muốn họ cũng như những người khác phát huy nhiều hơn nữa.

Hãy nói “cảm ơn vì X, Y, Z…”. Việc điền vào các ký tự “X”, “Y”, “Z” có vẻ như là một việc đơn giản, nhưng trên thực tế, các nhà lãnh đạo phải mất khá nhiều thời gian để học được điều này.

3. Kết nối lời cám ơn với cách mà người được cám ơn tác động đến bạn


Hãy nói cho người được cám ơn biết rằng anh/cô ấy đã mang đến những giá trị gì và đã tác động như thế nào đến bạn. Điều này không những củng cố mối quan hệ giữa sếp và nhân viên mà còn cho nhân viên thấy rằng vị sếp của mình thực sự biết ơn vì những giá trị mà họ đã đem lại cho công việc và cho cả tập thể nói chung.

Kết quả là, nhân viên sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng của công ty, tinh thần của họ sẽ phấn chấn hơn và dĩ nhiên họ sẽ làm việc với năng suất cao hơn.

BÍCH TRÂM (theo Entrepreneur)

Nguồn doanhnhansaigon


http://banlatrieuphu.com/bai-viet/3-ldquo-bi-kip-rdquo-de-sep-cam-on-nhan-vien-3726

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP


MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP


Trong suốt chặng đường làm việc dù còn là ít ỏi, chắc hẳn BẠN cũng đã từng gặp ít nhất là một người không hài lòng với công việc của họ.

Có 1001 lý do, họ không thích lịch làm việc, họ không “vừa mắt” với một vài đồng nghiệp trong công ty, hoặc thậm chí là không có “thiện cảm” với sếp.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi, nguyên nhân chính của sự không thỏa mãn trong công việc là họ không ý thức được, hoặc không suy nghĩ thấu đáo đến mục tiêu trong công việc của mình. Bạn nên tránh điều này, nhất là với các bạn đang trong quá trình khởi nghiệp hoặc thử việc. Chỉ khi bạn thật sự có suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của mình thì mới có động lực làm việc, và khi đạt được mục tiêu đó thì bạn mới có được sự thỏa mãn và hài lòng cao nhất trong sự nghiệp và trong cuộc sống.

Công việc gắn bó suốt đời với ta, khi ta yêu công việc ắt là ta yêu cuộc sống.


Sau đây là một số những mục tiêu sự nghiệp cơ bản và chắc chắn phổ biến nhất được đúc kết lại, hãy thử so sánh với những mục tiêu của bạn, xem thử coi áp dụng được không nhé!

1. Phát triển nguồn lực bản thân


Nguồn lực ở đây chính là kinh nghiệm, khả năng, vốn sống và kỹ năng. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – bạn sẽ có thêm nhiều “nguồn lực” nếu tiếp xúc và va chạm với cuộc sống. Có một điều rất hiển nhiên là bạn luôn phải tự nâng cấp bản thân, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để cung cấp cho công việc chuyên môn của mình. Vì vậy, việc tự nâng cấp mình lên một cấp bậc cao hơn và cao nhất luôn là mục tiêu của nhiều người. Hãy luôn tự đặt cho mình câu hỏi "Anh ấy (cô ấy) làm được, tại sao tôi lại không?" để làm động lực nâng cấp mình‎

2. Khía cạnh tài chính


Thật ra, đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Nếu bị trả lương quá thấp, bạn sẽ thấy cay đắng và thất vọng, việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cống hiến cũng như phương pháp làm việc. Nhưng nếu được trả lương quá cao, bạn có thể sẽ “ngủ quên” trong chiến thắng, năng suất làm việc sẽ giảm dần, và chẳng sớm thì muộn, công việc sẽ hóa thành “hồng lâu mộng”. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng khác là bạn‎ được trả lương đúng với năng lực, chức vụ đảm nhận và giá trị mình tạo ra cho công ty.

3. Sự thỏa mãn


Không có hoạt động nào trong cuộc sống lại diễn ra mà không đạt được một mức độ thỏa mãn nhất định của người làm ra nó. Một mục tiêu trong sự nghiệp nữa là bạn nên tìm thấy sự hài lòng thỏa mãn trong tất cả những việc mình làm, nghĩa là khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, phải có sự đầu tư, thì khi tác phẩm của mình hoàn thành, bạn mới có được sự thỏa mãn. Việc này cũng không có nghĩa là khi đã thỏa mãn rồi thì dừng lại, không tiếp tục trải nghiệm, thử thách và khám phá trong công việc, chuyện này giống như là tự hài lòng với mục tiêu nhỏ mà quên mất cái đích lớn đã vạch ra. Một người tự làm mình thấp thì sẽ không ai xem họ cao hết. ‎

Ta sống một cuộc đời đầy áp lực hay đầy buồn tẻ là do chính ta quyết định.

Ta sống một cuộc đời đầy áp lực hay đầy buồn tẻ là do chính ta quyết định.

4. Có những trải nghiệm mới


Chúng ta dành gần như ba phần tư cuộc đời để làm việc. Vì vậy, chúng ta không chỉ nhờ công việc mà tiến thân trong cuộc sống, mà còn để học hỏi những điều mới lạ cũng như có thêm kinh nghiệm sống. Vì vậy, một mục tiêu quan trọng khác mà bạn phải ghi nhớ là tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, của người cũng như của chính bản thân. Những việc này sẽ giúp bạn thay đổi được quan điểm sống và mở rộng tầm nhìn hơn. Lắng nghe và quan sát mọi khía cạnh cuộc sống, rút ra những bài học nhân văn là cái hay của một người có mục tiêu rõ rệt.

5. Sự ổn định


Một mục tiêu quan trọng khác trong sự nghiệp là nên tìm kiếm sự ổn định. Một khi bạn đã có một công việc ổn định ở một công ty vững chắc, bạn không cần phải lo lắng những việc “cơm áo gạo tiền”, tất cả những gì cần phải quan tâm là phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp, việc này hoàn toàn rất có lợi cho bạn và cho công ty.

Nguyên Trương.

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/muc-tieu-nghe-nghiep-3728

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

20 NĂM LOẠNG CHOẠNG

20 Năm Loạng Choạng


Ước mơ, đam mê, khát vọng… Tôi tin rằng bên trong mỗi con người đều có một phần như thế, được vẽ thành những màu sắc, vang lên những thanh âm khác nhau, không ai giống ai, chỉ có điểm chung duy nhất là một vài từ ngữ mà họ buộc phải dùng để diễn tả nó. Ngoại trừ phần sáng nhất, mọi thứ còn lại đều lu mờ và ảm đạm.

Đôi lúc trong xã hội ngày nay, mọi người hay bị lạc lối mà quá đè nặng phần trách nhiệm mà quên dạy cho lớp trẻ nghị lực để dám sống những điều đúng đắn nhất cho chính mình. Không phải ai sinh ra cũng đã được ban cho phép màu là một thiên phú hay một tài năng bẩm sinh nào đó. Thế nên tất cả mọi người phải tốn đến ít nhất là 20 năm loạng choạng để đi tìm thứ mình thật sự muốn làm trong đời.



Còn những con người đang thành công “ở ngoài kia”, có thể tố chất của họ còn không tốt hơn của bạn, xuất phát điểm và điều kiện gia thế cũng không bằng. Thế nhưng, một khi họ đã tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi về việc rốt cuộc thì mình là ai, mình có giá trị gì trong cuộc sống này hay mình muốn cuộc đời sẽ đi về đâu thì họ hoàn toàn thừa sức bật để vượt qua tất cả.

Và "20 năm loạng choạng"‎ cộng thêm "sức bật để vượt qua tất cả" đó sẽ tạo nên cho bạn một thương hiệu cá nhân có bảo chứng bằng những cú ngã đau như trời giáng. Tin tôi đi. Không cần giáo điều, không cần nguyên tắc gì cao xa cả. Thương hiệu cá nhân đơn giản được bắt đầu từ các cú ngã. Vậy thôi.

Link MIỄN PHÍ để không đánh mất 20 năm loạng choạng: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

Trần Lâm.

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/20-nam-loang-choang-3732

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

KHÁT VỌNG ĐẾN TỪ ĐỊNH MỆNH


KHÁT VỌNG ĐẾN TỪ ĐỊNH MỆNH


Vào một ngày mưa lũ xảy ra tại miền Trung cách đây gần 30 năm, từ một cô bé đang học lớp 10 trường Bùi Thị Xuân quận 1, TP.HCM, cô bé ấy đang học bài thì chứng kiến cảnh mưa lũ trên màn hình tivi, cô đã khóc và tự dặn với lòng mình: Mình phải làm gì đó để những cảnh như thế này không còn xảy ra.

Cô bé nghĩ ngay: phải học nghề gì để vào làm việc tại cơ quan nhà nước, vì chỉ có làm việc tại cơ quan nhà nước mới có thể giúp ích cho xã hội nhiều. Suy nghĩ non nớt của cô bé là vậy, nên phải mất một thời gian ngắn, sau khi tự tìm hiểu và phân tích thông tin, cô bé mới xác định được là: Chắc mình phải học ngành Luật và cô mơ mộng đến viễn tưởng của tương lai cô sẽ giúp ích được gì.



Đến khi thi đại học thì cô bé chỉ muốn thi khối D, trong khi khối D không có ngành Luật, đồng thời bị ánh hào quang của trường đại học Ngoại thương, nên cô đã thi vào trường đại học Ngoại thương và rớt ngay lập tức. May mắn đã đến, khi ngành Luật có khối D vào năm sau tại trường đại học Văn Lang, không một chút ngần ngại, cô thi vào ngành Luật của trường này và cô đã trở thành cử nhân Luật sau bốn năm học tập tại đây. Trong thời gian học ngành Luật, vì cô muốn sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng nên cô học thêm cử nhân CNTT của trường Đại học KHTN. Thời kỳ đầu vi tính vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam, cùng với sự ngu ngơ của một người tuổi đời mười chín đôi mươi, khi học xong lớp cử nhân CNTT, cô mới nhận ra: Ủa, mình muốn sử dụng giỏi vi tính văn phòng, sao toàn học lập trình. Thế là cô sưu tầm ngay một số quyển sách dạy về vi tính văn phòng để tự mày mò và trở thành gia sư trong một thời gian ngắn.

Ngay khi tốt nghiệp cử nhân Luật, theo nguyện vọng của cô, ba cô đã dẫn cô đến Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân tham quan. Khi quan sát thực tế môi trường làm việc, cô đã quyết định: Chắc phải làm cho doanh nghiệp bên ngoài khoảng 10 năm, khi đó sẽ có nhiều thay đổi phù hợp với tính cách của mình hơn.

Nói là làm, cô mãi mê lăn lộn trong môi trường làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, cô được các headhunter đẩy đưa từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác cho vị trí Giám đốc Nhân sự và vào một ngày đẹp trời, cô nhận được một cuộc gọi từ headhunter khiến cuộc đời cô dần đi vào đường ray đã định sẵn của định mệnh: Em làm Trưởng phòng Nhân sự cho trường đại học nhé.

Ngẫm nghĩ lại lời mời của headhunter, cô nhận thấy mình đang đi xa so với khát vọng thuở bé và cô cảm thấy lòng tự hào dân tộc bị xúc phạm khi Tổng giám đốc người Singapore đã dùng những cách kiểm soát người Việt mà theo cô là không tôn trọng và không tin tưởng người lao động Việt Nam. Cô đến ngay ông Tổng giám đốc nói: Tôi nghỉ việc. Ông rất ngạc nhiên, lo lắng không hiểu vì sao lại có một quyết định nhanh chóng như vậy, đến nỗi qua ngày hôm sau ông cùng Phó Tổng giám đốc người Việt thuyết phục: you muốn cái gì cũng được, you không muốn ràng buộc với công ty, không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn cũng được.

Sau bao năm vào ra môi trường làm việc nước ngoài, lần đầu tiên bước chân vào môi trường làm việc Việt Nam mà lại là một trường đại học lớn đã đem lại nhiều cảm xúc bồi hồi, xúc động. Sau một giờ trao đổi cùng với người Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng đã nói: Ngày mai Hằng đi làm luôn nhé, còn việc ước muốn cống hiến cho môi trường làm việc nhà nước thì Hằng cứ theo đuổi, riêng tôi, tôi nhận thấy tính cách của Hằng không hợp với môi trường này. Thật ra cô đã nhận ra được điều này khá lâu và cô đã từng tự an ủi và định hướng lại cho tương lai của mình: Thì thôi vậy, mình sẽ nghỉ hưu khi bốn mươi tuổi, lúc đó mình sẽ đi du lịch khắp thế giới và làm bất cứ cái gì mình thích.

Trải qua tiếp môi trường làm việc doanh nghiệp Việt Nam, học hỏi được nhiều từ người sếp Việt tài ba và cô tuyên bố nghỉ hưu sớm hơn mục tiêu đã đặt ra hai năm với nhân viên, nhân viên của cô lao xao: “Cái gì, sếp nghỉ hưu tuổi này hả, sao mà lãng phí cho xã hội quá vậy, sao không khai thác hết cái tài của mình đi chứ?”, “Ừ, đâu nhất thiết phải làm trong môi trường nhà nước mới thỏa ước muốn, mới cống hiến được. Mình làm gì giúp ích cho xã hội cũng cần thiết và tốt rồi”.

Chuyên gia Huỳnh Thị Thu Hằng đang tương tác với các em học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng.


Thế là Công ty chuyên tư vấn về quản trị doanh nghiệp được ra đời. Trong quá trình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, đồng thời đã từng giữ vị trí quản lý cấp cao mới nhận thấy rõ: Các doanh nghiệp Việt sao mà phát triển được khi mà đội ngũ lao động tìm mãi không ra, ráng dùng lắm thì cũng khổ sở, khó khăn vô cùng. Tình hình này kéo mãi đến khi Việt Nam gia nhập các cộng đồng kinh tế trên thế giới thì thật khó cho doanh nghiệp Việt và lao động Việt. Đâu là vấn đề chính cần cải tiến ngay trong sức mình cho phép. Thế là công cụ Chọn nghề, hành nghề đầu tiên của Việt Nam được ra đời từ khát vọng thuở bé được chuyển hướng kịp thời với thực tế của tính cách.

Được biết nhóm tác giả là các chuyên gia tư vấn quản trị của Công ty Balance, có cùng chí hướng, cùng khát vọng góp phần nâng cao năng suất lao động Việt Nam để “dân giàu, nước mạnh”, họ đang thực hiện chương trình “CHỌN NGHỀ, HÀNH NGHỀ SỐNG VỚI ĐAM MÊ” cho người lao động Việt Nam, đặc biệt các em học sinh – sinh viên sẽ được tài trợ để được định hướng nghề nghiệp theo chuẩn MBTI của Mỹ, xác định sở thích, năng lực bản thân theo chuẩn của đa số các doanh nghiệp để các em không phải trả giá tuổi trẻ, không phải khổ sở với mức thu nhập hạn hẹp do các em không có đủ nguồn thông tin, không có phương pháp hướng nghiệp bài bản theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Phóng viên Hạnh Chi

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/khat-vong-den-tu-dinh-menh-3734

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

TỪ TIÊU CỰC ĐẾN TÍCH CỰC - HỌC CÁCH KHỐNG CHẾ SUY NGHĨ CỦA BẠN


TỪ TIÊU CỰC ĐẾN TÍCH CỰC - HỌC CÁCH KHỐNG CHẾ SUY NGHĨ CỦA BẠN


"Chú ý những suy nghĩ của bạn; bởi nó sẽ trở thành lời nói. Chú ý lời nói của bạn; bởi nó sẽ trở thành hành động. Chú ý hành động của bạn; bởi nó sẽ trở thành thói quen. Chú ý thói quen của bạn; bởi nó sẽ trở thành tính cách. Chú ý tính cách của bạn; bởi nó sẽ trở thành số phận. "- Lão Tử

Mình có một người bạn. Mọi cuộc trò chuyện của chúng mình đều bắt đầu bằng việc bạn ấy “than thở” và kết thúc bằng việc mình phải an ủi bạn ấy. Khi thì bạn ấy buồn vì chuyện học tập, khi thì về chuyện gia đình, cũng có khi… buồn không lý do. Suy nghĩ tiêu cực rất nguy hiểm, nó có thể làm trầm không khí xung quanh, đặc biệt là khi mọi người đang trong tâm trạng thoải mái. Vậy nên, chúng ta hãy cùng tìm cách khắc phục thói suy nghĩ tiêu cực nhé!

Suy nghĩ tiêu cực luôn hiện diện trong ta - Ảnh từ Internet


Theo nghiên cứu, tâm trí chúng ta rất dễ kẹt trong những cảm xúc tiêu cực. "Bộ não xử lý thông tin tích cực và tiêu cực trong bán cầu khác nhau", Giáo sư Clifford Nass Đại học Standford cho biết “Cảm xúc tiêu cực thường liên quan đến suy nghĩ nhiều hơn, và các thông tin được xử lý triệt để hơn so với cảm xúc tích cực”. Do đó, chúng ta có xu hướng nhớ về các sự kiện đau khổ hơn.

Mình cũng vậy bạn cũng vậy, dù nhiều hay ít, mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại trong đầu. Điều quan trọng là làm cách nào để hạn chế nó và giúp suy nghĩ của bạn về thế giới trở nên tươi sáng hơn. Hãy thử 4 mẹo sau đây:

1. Hãy biết ơn


Một trong những cách nhanh nhất để chuyển đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, hãy học cách biết ơn. Hãy biết ơn mình có việc làm, có chỗ ngủ mỗi đêm, hãy biết ơn mình có thể trải nghiệm cuộc sống mỗi ngày. Chính vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy cuộc đời chán nản, bất công với mình, hãy biết ơn mình vẫn có gia đình, bạn bè, vẫn có nơi để ngủ và vẫn có ngày mai để hy vọng.

2. Chú ý đến suy nghĩ của bạn


Ban đầu, việc ngăn chặn dòng suy nghĩ tiêu cực có thể rất khó. Sự thay đổi này cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn với chính mình, và hãy cố gắng để quan sát dòng suy nghĩ của bạn. Hãy chú ý nếu bạn bắt gặp mình đánh giá người khác, tập trung vào những thất bại, phàn nàn về công việc, hay chỉ trích chính mình hoặc người khác thì hãy dừng ngay những suy nghĩ đó lại hoặc bạn nên chuyển ngay suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, bằng cách chỉ nhìn vào ưu điểm của người khiến bạn mệt mỏi và nói cho họ biết những ưu điểm này để họ phát huy mạnh mẽ ưu điểm mà đè bẹp khuyết điểm, đồng thời bản thân bạn cũng vừa có tâm trạng tích cực, vừa hạnh phúc vì giúp người khác phát triển. Bởi định kiến chính là nguyên nhân chính của suy nghĩ tiêu cực đấy.

Để biết cụ thể cần điều chỉnh suy nghĩ như thế nào thì click vào link MIỄN PHÍ - http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

3. Tư thế đúng


Tâm trí và cơ thể có một mối liên hệ sâu sắc. Nếu bạn đang phải vật lộn để thay đổi tâm trí của mình tích cực hơn, hãy thử thay đổi cơ thể bạn trước. Hãy đứng thẳng vai, cằm ngẩng cao, bạn sẽ cảm thấy cảm xúc cũng như suy nghĩ mình thay đổi rõ rệt. Thế nhưng bạn nên chú ý giữ tư thế đúng thường xuyên để tâm trí luôn cảm thấy thoải mái nhé.

4. Nụ cười.


Một cách khác để "lừa" tâm trí trở nên tích cực hơn là thông qua việc mỉm cười. Cho dù bạn đang ngồi tại bàn, lái xe hoặc đi bộ xuống trên phố, hãy nở nụ cười. Thậm chí tốt hơn, hãy cố gắng mỉm cười với một đồng nghiệp hoặc người lạ mà bạn lướt ngang qua. Bạn có nghĩ là họ sẽ mỉm cười trở lại không?

Đó là những cách giúp bản thân trở nên lạc quan hơn và suy nghĩ tích cực. Thế nhưng, nếu muốn giúp bạn bè mình thoát ra khỏi suy nghĩ tiêu cực thì bạn nên làm thế nào? Đối với người bạn của mình, mình luôn hỏi và lắng nghe về những việc đã làm bạn ấy buồn, những bất hạnh trong ngày, rồi sau đó tìm cách an ủi bạn ấy, và chu trình này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết. Thế nhưng đó cũng chính là lý do bạn ấy lúc nào cũng có những suy nghĩ tiêu cực. Thay vì hỏi những người luôn suy nghĩ tiêu cực về những bất hạnh mà họ gặp phải, chúng ta nên tập trung vào những sự kiện tích cực. Cũng giống như khi tập trung vào vết thương sẽ làm nó nhói đau hơn, tập trung vào những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến người khác tin rằng chỉ có cách sống bi quan như vậy mới giúp họ được người khác quan tâm đến. Vì vậy cách tốt nhất để làm người khác lạc quan hơn chính là hướng cảm xúc của họ sang những sự kiện tích cực.

Chỉ là người có tư duy tích cực thì bạn mới thành công, hãy kiểm tra tư duy tích cực – Khả năng vượt khó thành công của bạn đến đâu tại link MIỄN PHÍ - http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

Tấn Đạt

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/tu-tieu-cuc-den-tich-cuc-hoc-cach-khong-che-suy-nghi-cua-ban-3735

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

4 ĐẶC ĐIỂM DẪN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG


4 ĐẶC ĐIỂM DẪN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG


Thành công là một môn khoa học; nếu bạn có điều kiện, bạn sẽ có được kết quả. "- Oscar Wilde

Ai trong chúng ta cũng biết về sự thành công. Chúng ta đọc về nó trong sách, và nhìn thấy nó qua phim ảnh. Đó là câu chuyện về các vận động viên, các doanh nhân giàu có hay những vị CEO… Thế nhưng thành công không chỉ là tài năng và nỗ lực, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đa dạng. Từ nền văn hóa, cha mẹ, bạn bè, môi trường,…Tất cả đều góp phần vào sự thành công của mỗi người.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hầu hết những người thành công đều có các đặc điểm sau:

1. Hăng say làm việc


Làm việc hăng say luôn thu được những thành quả tích cực. Những người thành công luôn quyết tâm với công việc của họ, chấp nhận hy sinh từ tiền bạc, sức khỏe cho đến thời gian. Người thành công không chỉ nỗ lực khi họ ở bên trong tập thể mà còn cả khi họ làm việc một mình.

Lao động hăng say, vận may sẽ đến - Ảnh sưu tập từ Internet


Glenn Cunningham là vận động viên điền kinh nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ. Thế nhưng khi tám tuổi, chân ông đã bị bỏng nặng trong một vụ nổ. Khi các bác sĩ khuyên nên cắt bỏ chân, ông rất đau khổ nên cha mẹ của ông không cho phép bác sĩ tiến hành cưa chân. Các bác sĩ tiên đoán ông sẽ không bao giờ có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên, quyết tâm bước đi của ông cực kỳ to lớn. Một ngày nọ, ông bò ra ngoài sân và tự kéo lê mình băng qua bãi cỏ Ông vươn đến hàng rào, nâng mình lên và sau đó từng chút một, ông bắt đầu kéo mình dọc theo hàng rào, quyết tâm không hề nao núng. Ông đã làm điều này mỗi ngày, với niềm tin vào bản thân mình rằng ông sẽ có thể đi bộ mà không cần trợ giúp. Với sự kiên trì sắt đá và sự kiên quyết, ông dần dần có thể tự đứng lên, sau đó có thể bước đi chập chững, đi bộ một mình và cuối cùng là chạy.

2. Liều lĩnh

Liều lĩnh và quyết tâm giúp quyết định sự thành công - Ảnh sưu tập từ Internet


Đa số những quyết định tốt nhất của người thành công bao giờ cũng đi kèm với sự rủi ro. Cho dù bạn có tính toán kỹ lưỡng hay không, nếu không dám thực hiện thì bạn sẽ không bao giờ có thể biết được kết quả. Chẳng hạn như trong kinh doanh, bạn luôn luôn phải đối mặt với rủi ro. Nếu bạn chấp nhận rủi ro và thất bại, bạn vẫn có thể học hỏi từ thất bại của chính mình và nỗ lực làm tốt hơn trong lần sau.

Jeff Bezos, CEO của Amazon, tỷ phú giàu thứ 19 thế giới cũng đã bắt đầu một cách chông gai. Ngày 16/7/1995, Jeff khai trương trang web Amazon.com. Ngay từ khi công ty vào hoạt động, với tư duy sẵn sàng đánh cược lớn và kiên trì theo đuổi, Jeff đã liều lĩnh mua hơn 1 triệu đầu sách, một con số mà không một cửa hàng sách nào có thể mơ tới và dám thực hiện. Trong suốt những năm đầu, ông đã thực hiện chiến dịch thu hút khách hàng bằng cách coi khách hàng là trên hết, gửi nhiều sản phẩm miễn phí, chiết khấu từ 10-30% giá bán,... Vì chiến thuật thu hút khách hàng đó, công ty không có lãi cho đến năm 2002. Đến năm 2003, doanh thu của Amazon.com tăng 34% và đạt hơn 5 tỷ USD. Cuối năm đó, tức sau gần một thập kỷ làm ăn thua lỗ, công ty cũng công bố đã có khoản lợi nhuận đầu tiên.


3. Chấp nhận thất bại


Mọi người, ở một thời điểm nào đó đều đã phải nếm trải thất bại. Bạn cũng vậy mình cũng vậy và tất cả những người thành công đều vậy. Thất bại có thể đơn giản là không có được công việc mình mong muốn, có điểm số thấp hơn nỗ lực của mình... Nhưng hãy nhớ, thứ định hình giá trị con người bạn không phải là thất bại, mà là cách bạn đứng dậy sau khi gặp phải nó.

Trước khi trở thành huyền thoại như ngày hôm nay, một người đàn ông đã phải vật lộn để kiếm sống. Năm 1919, khi đang làm việc cho một tờ báo, ông đã bị sa thải bởi các biên tập viên vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng tốt." Sau đó, ông quyết định thành lập một studio hoạt hình ở kinh đô điện ảnh Hollywood. Ông đã tạo ra thành công lớn đầu tiên của mình là nhân vật Thỏ Oswald May Mắn. Nhưng ông lại phải đón nhận thất bại tiếp theo khi bị chính nhà sản xuất đánh cắp các nhân vật, cùng với cả dàn nhân viên của ông. Trong khi hầu hết mọi người sẽ từ bỏ, hoặc chấp nhận làm việc ở đó với mức lương bèo bọt, người đàn ông trẻ tuổi bất khuất này đã tiếp tục sáng tạo ra nhân vật hoạt hình thành công nhất của ông - Mickey Mouse. Vâng, người tuyệt vời này không ai khác hơn chính là nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Disney.

Chấp nhận thất bại nhưng đừng bỏ cuộc - Ảnh sưu tập từ Internet


4. Biết trì hoãn sự thỏa mãn


Đây có lẽ là yếu tố cốt lõi để quyết định sự thành công của mỗi người. Kết luận này được rút ra từ “Thí nghiệm kẹo dẻo” được tiến hành năm 1960 tại Đại học Stanford. Thí nghiệm diễn ra như sau:

Thí nghiệm bắt đầu bằng việc nhà nghiên cứu dẫn mỗi đứa trẻ vào một phòng riêng và đặt một viên kẹo dẻo trước mặt chúng, họ đưa ra một thỏa thuận với những đứa trẻ: Nếu chúng không ăn viên kẹo khi nhà nghiên cứu rời khỏi phòng, chúng sẽ được thưởng thêm một viên nữa và ngược lại, nếu chúng ăn viên kẹo dẻo trước khi nhà nghiên cứu trở về, chúng sẽ không được thưởng thêm. Các nhà nghiên cứu sau đó rời khỏi phòng trong khoảng 15 phút. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, những đứa trẻ biết kiềm chế ham muốn của mình đều có kết quả SAT cao hơn, giỏi đối mặt với stress, giỏi kỹ năng xã hội hơn so với những đứa trẻ còn lại. Chúng cũng thành công hơn trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Nếu là bạn, liệu bạn có thể chờ đợi ?- Ảnh sưu tập trên mạng Internet


Thành công thường quyết định bởi tính kỷ luật, kiên nhẫn chứ không phải sự dễ phân tâm. Và đó cũng chính là công dụng của sự trì hoãn niềm thỏa mãn. Nói một cách đơn giản, người thành công luôn là những người có tính kỷ luật và biết kiềm chế bản thân mình.

Link MIỄN PHÍ để Bạn nhận biết được mình có phải là người thành công không & cách để trở thành người thành công theo tính cách của bản thân Bạn: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

Tấn Đạt

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/4-dac-diem-dan-den-su-thanh-cong-3739