Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

KIỂM SOÁT SAI LẦM


KIỂM SOÁT SAI LẦM


Cuộc sống của chúng ta gắn liền với thế giới muôn màu muôn vẻ của cảm xúc. Bạn có thể hạnh phúc, có thể buồn, lắm lúc lo lắng, đôi lần giận dữ…Chúng góp phần tạo nên một con người đa chiều trong bạn.

Bạn có biết, mỗi cảm xúc đều đáng được trân trọng hay không? Bạn cần buồn bã để biết rằng có người yêu thương quan tâm đến bạn, bạn cần sợ hãi để đối phó với hiểm nguy. Cảm xúc đem đến cho bạn những trải nghiệm rất “con người” nhưng nếu không kiểm soát nó đúng mức, bạn sẽ dễ phạm sai lầm. Rất nhiều người trong chúng ta lỡ vội phản ứng bốc đồng, cho cảm xúc cơ hội lấn át lý trí để rồi gây tổn thương người khác. Hay đôi lần, bạn chìm đắm trong thế giới cảm xúc tiêu cực mà khó lòng thoát ra được.

Việc mất kiểm soát cảm xúc sẽ khiến bạn gây tổn thương những người xung quanh - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Vì vậy, việc bỏ túi cho bạn một chiến lược quản lý cảm xúc chính là điều cần thiết. Việc rèn luyện không hề đơn giản đâu, nhưng đầu tiên, hãy ghi nhớ các bước sau đây để áp dụng cho bản thân nhé.

Bước 1: Giải mã cảm xúc chính là một trong những bước quan trọng đầu tiên để quản lý cảm xúc của bạn, vì khi bạn giải mã tức là bạn có nhận thức về điều bạn đang cảm thấy. Theo nhà tâm lý Darlene Mininni, bạn chỉ cần gói gọn việc xác định cảm xúc trong bốn loại cảm xúc chính sau đây:



Đây còn được gọi là bước “Dán nhãn cảm xúc”. Nghiên cứu của nhà tâm lý Matthew D.Lieberman đã chỉ ra rằng việc dùng ngôn từ để “dán nhãn cảm xúc” sẽ làm giảm hoạt động ở hạch hạnh nhân – phần não kích hoạt phản ứng trong các trường hợp nguy hiểm và tăng hoạt động ở vùng võ não trán trước bên phải – vùng não để tư duy. Ông so sánh nó cũng giống như việc bạn nhấn phanh khi đèn vàng, thì bạn cũng đang nhấn phanh các phản ứng cảm xúc của bạn vậy. Vì vậy, chỉ cần bạn biết gọi tên cảm xúc, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn được những cảm xúc tiêu cực và phản ứng bốc đồng của bản thân.

Bước 2: Bạn lắng nghe thông điệp của cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi tương ứng với mỗi loại cảm xúc hay còn gọi là bước xác định ngọn nguồn của cảm xúc.

Tuy nhiên, bạn có biết được, nhiều khi bạn tự dối lòng mình mà không đào sâu để tìm ra nguyên nhân thật sự của cảm xúc hay không? Ví dụ, bạn giận dữ vì điểm bài thi quá thấp. Nhưng liệu sự giận dữ ấy bắt nguồn từ việc bạn giận thầy cho đề khó, giận đứa bạn đã không cho bạn chép bài trong giờ thi hay bạn đang giận chính mình vì không chịu học bài kỹ lưỡng?Lúc này bạn cần phân tích, phản ánh và tốt nhất là nên thành thật với bản thân một chút.

Bước 3: Hành động
Hãy hỏi bản thân bạn, bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề hay không? Ví dụ, bạn buồn bã vì bị sếp khiển trách, nếu bạn thấy điều sếp khiển trách là đúng, thì bạn nên làm gì để cải thiện và khắc phục điều đó. Còn nếu bạn không thể làm gì, thì hãy giảm nhẹ cảm xúc của bạn bằng những biện pháp rất phổ biến như sau:

Thiền

Thiền có tác dụng rất tốt trong việc giúp bạn gia tăng khả năng kiểm soát cảm xúc cũng như kiểm soát biểu hiện hành vi của bạn. Khi bạn thiền, vỏ não trước trán bên trái hoạt động nhiều hơn nên bạn sẽ có tinh thần lạc quan, dễ tha thứ và dễ hồi phục sau những cảm xúc tiêu cực nữa đấy.

Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh lợi ích to lớn của việc ngồi thiền đến cảm xúc của bạn - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Thở sâu

Hãy hít thở thật sâu bằng cả cơ hoành của bạn. Bạn có biết được, khi bạn thở sâu, cơ thể của bạn không thể duy trì sự giận dữ. Nó giúp bạn lấy lại bình tĩnh và cung cấp thật nhiều oxy cho não.

Nói chuyện với những người xung quanh

Cách này nghe có vẻ quá mức xưa cổ nhưng nó chưa bao giờ hết tác dụng cả. Việc bạn tận dụng sức mạnh của ngôn từ, chỉ rõ cảm xúc mà bạn đang cảm nhận và giải tỏa với người xung quanh hay thậm chí là tâm sự cùng người lạ sẽ làm bạn dễ chịu hơn rất nhiều thay vì ngồi gặm nhấm nỗi đau một mình.

Link MIỄN PHÍ giúp kiểm soát cảm xúc, kiểm soát sai lầm của bản thân - http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

Mai Thanh.

http://banlatrieuphu.com/bai-viet/kiem-soat-sai-lam-3778

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét