Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp thuộc giá trị tài sản vô hình và giá trị này chiếm đến 75% giá trị doanh nghiệp. Những công ty có văn hóa hiệu quả sẽ có mức tăng giá cổ phiếu lên đến 901%, trong khi công ty có văn hóa kém hiệu quả chỉ có 74%
Văn hóa doanh nghiệp thuộc giá trị tài sản vô hình và giá trị này chiếm đến 75% giá trị doanh nghiệp. Những công ty có văn hóa hiệu quả sẽ có mức tăng giá cổ phiếu lên đến 901%, trong khi công ty có văn hóa kém hiệu quả chỉ có 74%. Đồng thời mức tăng trưởng doanh thu của công ty có văn hóa hiệu quả đạt 682%, còn công ty có văn hóa kém hiệu quả chỉ 166%. Thảm hại hơn với thu nhập ròng của công ty có văn hóa kém hiệu quả là 1%, trong khi công ty có văn hóa hiệu quả đạt đến 756%
Doanh nghiệp với văn hóa hiệu quả có mức tăng trưởng vượt trội

Một trong những từ mà chúng ta có thể nghe nhắc đến nhiều nhất trong môi trường kinh doanh hiện nay là “văn hóa doanh nghiệp”. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài thì không thể nào thiếu văn hóa doanh nghiệp. Yếu tố văn hóa luôn luôn hình thành song song với sự phát triển của công ty. Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu đơn thuần của ban giám đốc được treo trước cổng hay phòng họp. Mà nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên của doanh nghiệp.


Nhiều doanh nghiệp ngày nay vẫn chưa đề cao tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhất định. Không ít doanh nghiệp xây dựng văn hóa nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở phần bề nổi, phong trào. Thêm vào đó, người Việt còn tư tưởng ngại thay đổi, không dám đổi mới, vượt ra khỏi “vùng an toàn” để đạt được sự phát triển cao hơn. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể đột phá, phát triển kinh tế và đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì? Có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm này. Vì mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Có thể hiểu chung rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp” - Marvin Bower – TMcKinsey. Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp được hình thành bởi sự tuyên bố, hành vi tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần do đội ngũ sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của doanh nghiệp.

Ai sẽ tuyên bố, sẽ thể hiện đi đầu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Có thể nói rằng, cách tốt nhất để nuôi dưỡng và củng cố một nền văn hóa thương hiệu mạnh là do người đứng đầu quyết định, trong đó những người làm Nhân sự có vai trò đi đầu trong thể hiện cách hành xử và thực hiện những hành động đề cao tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt Giám đốc Nhân sự (HRD) là đầu tàu cho việc dẫn dắt đội ngũ luôn thể hiện được hành vi giá trị cốt lõi và tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ xứng tầm với những tuyên bố của doanh nghiệp. Và điều này cũng giải thích vì sao thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp là một thách thức to lớn đối với đội ngũ làm nhân sự và HRD.
Để duy trì được sự thay đổi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, của xã hội thì tổ chức đó bắt buộc phải có những con người ham học hỏi, ham cải tiến sáng tạo. Một lần nữa, văn hóa ham học hỏi – cải tiến – sáng tạo trong một tổ chức là ước mơ của mọi doanh nghiệp. Văn hóa này được phát triển dữ dội khi có người đứng đầu, người làm nhân sự đi đầu trong văn hóa học hỏi – cải tiến – sáng tạo. Văn hóa học hỏi – cải tiến – sáng tạo không thể ngừng ở việc hô hào “Hãy làm việc sáng tạo đi” mà thay vào đó những người có trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ phải thể hiện sự chân thành và cởi mở khi trao đổi với nhân viên về các ý tưởng, khuyến khích, tin tưởng nhân viên sáng tạo, đồng thời người lãnh đạo cần phải biết chấp nhận thất bại, xem thất bại là cơ hội học hỏi không ngừng, thử nghiệm không ngừng đến thành công.
Văn hóa doanh nghiệp

Vai trò người làm nhân sự quả thật rất quan trọng trong một tổ chức, đặc biệt là HRD. Làm sao để người HRD có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạnh cho công ty và để lại lịch sử cho các thế hệ nối tiếp vững mạnh?

Để biết được bản thân có khả năng nắm bắt và xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cùng với mô hình Quản trị nguồn nhân lực hiện đại hay không thì cần phải bắt đầu với những điều căn bản – gốc rễ trước:


1) Cần chuẩn bị gì trước để xây được “nhà” cho “người ta” và cho bản thân? Chân dung Giám Đốc Nhân Sự thực thụ được săn đón?

2) Tầm của tôi đang ở đâu so với yêu cầu của mô hình Quản trị nguồn nhân lực hiện đại?

3) 
Làm sao để từng bước bản thân tiến đến vị trí Giám Đốc Nhân Sự thực thụ để control được mô hình Quản trị nguồn nhân lực hiện đại?

4) Từng bước chuyển đổi mô hình nên như thế nào? 

5) Câu hỏi quan trọng đối với sự nghiệp của bạn, của doanh nghiệp sẽ được trả lời, chia sẻ tại khóa học tương tác hai buổi miễn phí tại link đăng ký này: Bí Quyết Trở Thành Giám Đốc Nhân Sự Đáng Giá 6.000 USD/tháng”

Khóa học này chỉ dành cho các cấp quản lý nhân sự: Trưởng phòng Nhân sự, Giám đốc Nhân sự, những người đang làm nghề Nhân sự khát khao phát triển bản thân hoặc các cấp quản lý muốn thấu hiểu bộ máy con người trong một tổ chức suy nghĩ gì, hoạt động như thế nào thì đạt được sự hiệu quả vững mạnh.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấp link: https://biquyethrd6000usd.balance.com.vn/