Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Giảm -70% cho Khóa học online TƯỚNG & TÂM NGƯỜI THĂNG TIẾN THU NHẬP CAO BỀN VỮNG


📢 📣 🔈ALO ALO 📢 📣 🔈

🆘 🆘 🆘Giảm -70% cho Khóa học online TƯỚNG & TÂM NGƯỜI THĂNG TIẾN THU NHẬP CAO BỀN VỮNG. Tiết kiệm 💲 1.560.000 đồng ngay đầu năm mới, học phí chỉ còn 390k. ⏳Áp dụng cho 110 người đăng ký 🏃 🏃 🏃nhanh nhất ⏳.



📌Bạn sẽ nhận được gì sau khóa học? 📌

1. Nhận biết được bản thân có 🕴️ tướng người thăng tiến thu nhập cao hay không

2. Trải nghiệm, biết cách, thực hiện được từng bước có được 💰 💰 💰thu nhập cao

3. Trở thành người ️ 🎊 thăng tiến thu nhập cao bền vững ️ 🎊


✍️ ✍️ ✍️ Đăng ký hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết của khóa học, hãy click: https://goo.gl/hgH8aj

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ THÀNH CÔNG


KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ THÀNH CÔNG


Khả năng vượt khó thành công của các nhà lãnh đạo như thế nào, bạn đã biết chưa? Thomas Edison sáng tạo thành công bóng đèn sau 10.000 lần thất bại. Steve Job bị đuổi khỏi công ty do chính ông sáng lập rồi ông lại quay về xây dựng nên Apple là công ty công nghệ nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Còn Jack Ma với 10 lần bị đại học Harvard từ chối, 30 lần xin việc thất bại, giờ đây đã xây dựng đế chế Alibaba hùng mạnh.

Khả năng vượt khó có quan trọng không? Chắc chắn là có rồi, nếu không thì đã không có những thành tựu để lại đáng ngưỡng mộ của Thomas Edison hay Đặng Lê Nguyên Vũ – cà phê Trung Nguyên từng khởi nghiệp rất khó khăn, hay Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã phải rời khỏi nơi ông sáng lập ra, nhưng họ vẫn vượt khó thành công. Vậy vượt khó là gì?



Vượt khó thành công hiểu đơn giản là gặp khó khăn thì mình vượt qua được và chắc chắn mỗi người chúng ta ai cũng có khả năng vượt khó này và đã thành công rất nhiều lần. Bạn có thống kê lại là bạn đã vượt khó bao nhiêu lần: bao nhiêu cuộc thi có điểm tốt hơn là lần trước, bao nhiêu lần thuyết phục mẹ cha mua đồ chơi mới, đã vượt qua hơn 15 năm đi học, nhiều lắm, không thể liệt kê nổi những kết quả tốt, thành công mà mình đã đạt được.

Vậy tôi có nhiều vượt khó, có kết quả tốt thì khi nào tôi thành công. Vượt khó có nhiều cấp độ nhé bạn. Đúng là bạn đã trải qua rất nhiều khó khăn, thành công cũng không ít nhưng vượt khó của bạn mới ở cấp độ 1 hay 2 thôi, để thành công lớn lao hơn, được xã hội – thế giới phải nhắc đến như là một tấm gương thì cần phải ở mức độ 4 hoặc 5 bạn nhé và ở cấp độ đó cần những yếu tố gì, tôi sẽ chia sẻ tiếp ở kỳ tới.

Link MIỄN PHÍ kiểm tra khả năng vượt khó thành công: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

STRESS CÓ HẠI KHÔNG?


STRESS CÓ HẠI KHÔNG?


Nếu bạn hỏi ai đó liệu họ có bị stress không và stress ảnh hưởng tới họ thế nào, đảm bảo với bạn rằng họ sẽ dùng đầy từ xấu xa để “bôi nhọ” hay “sỉ vả” stress, chẳng hạn như: “Tôi ghét stress kinh khủng”, “Stress làm tôi mệt mỏi”, “Stress ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của tôi”.

Vâng, chúng ta đều có quan niệm rằng “Stress rất có hại đến sức khỏe”. Tất nhiên, nói như vậy cũng không sai, nhưng nó còn chưa phản ánh đúng hết sự thật. Những nghiên cứu khoa học mới về stress đã tiết lộ cho bạn những góc nhìn rất khác mà đoán chắc rằng bạn sẽ há hốc mồm kinh ngạc đấy.

Stress vẫn thường được xem như kẻ thù của tất cả mọi người - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet

1. Stress và con đường dẫn đến cái chết


Đầu tiên, hãy cùng đến với một nghiên cứu từ năm 1998, các nhà nghiên cứu phỏng vấn 30 000 người ở Mỹ với hai câu hỏi “Trong năm qua bạn bị stress bao nhiêu lần?” và “Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe hay không?”. Sau 8 năm điều tra mức độ tử vong của những người tham gia nghiên cứu thì thu được kết quả như sau: Những người gặp nhiều stress có tỷ lệ tử vong ở tuổi trưởng thành tăng 43%. Thế nhưng, điều này chỉ đúng với những người tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Còn những người không nghĩ stress có hại thì không hề có tỷ lệ tử vong cao, thậm chí còn nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong thấp nhất nữa kìa.

Tỷ lệ chết vì stress cao hơn cả tỷ lệ chết vì HIV và các vụ giết người trong năm 2014 ở Mỹ - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Thật ghê rợn, đúng không nào? Thì ra niềm tin rằng stress có hại lại dẫn chúng ta đến gần với tử thần đến vậy. Điều này khiến bạn phải lật ngược lại niềm tin cố hữu của bạn để tuyên bố thẳng thừng rằng “Ồ, stress sao? Chuyện nhỏ!”

Nhưng bạn có biết cơ chế nào để dẫn đến kết quả thế này không? Nghiên cứu sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi của bạn.

Năm 2011, Đại học Havard tổ chức thực nghiệm về stress xã hội bằng cách cho những người tham gia làm test. Nếu người tham gia được nói là stress có lợi với họ thì họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh để tự tin và dễ vượt qua bài test, trái ngược so với những người được bảo rằng stress có hại.

Vậy rõ ràng rằng, khi bạn có niềm tin khác đi, chắc chắn cơ thể của bạn cũng sẽ phản ứng với stress khác đi. Nếu bạn tin rằng stress là một phản ứng bảo vệ cơ thể, để bạn thoát khỏi những tình huống gây stress với biểu hiện tim đập loạn xạ, hơi thở gấp gáp và áp suất máu tăng cao, thì bạn sẽ sáng suốt lựa chọn hành động thích hợp tiếp theo là đóng băng, chiến đấu hay bỏ chạy. Còn nếu bạn xem stress là kẻ thù không đội trời chung hay một mối đe dọa thật sự, thì hãy cứ vui đi vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn, điển hình như giảm độ hiệu quả của tim (dễ bị đau tim vì tim co bóp quá mức), giảm khả năng nhận thức hay ra quyết định….và đôi lúc bạn còn muốn “khóc thầm” trong lòng vì căng thẳng quá mức nữa cơ.

2. “Thần dược” Oxytocin


Dẫu sao thì cơ thể của bạn không bất công với bạn cho lắm, vì khi bạn mệt mỏi bởi stress thì tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon Oxytocin để cứu vớt bạn.

Nó thúc đẩy bạn tìm kiếm sự giúp đỡ xã hội từ những người xung quanh, “rỉ rả” vào tai họ những mệt mỏi của bạn thay vì tự mình chữa lành và nó cũng khiến bạn chú tâm hơn những người xung quanh để hỗ trợ và giúp đỡ họ.

Lúc này, Oxytocin là công cụ đầy quyền lực kết nối và thắt chặt thêm các mối quan hệ giữa con người với con người. Khi con người đến với nhau bằng tình yêu thương, stress chẳng còn là vấn đề nữa.

Oxytocin giúp bạn trở nên hòa nhập với xã hội hơn - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Điều này đã được thực chứng bằng một nghiên cứu trên 1000 người ở Mỹ. Kết quả là, những người trải nghiệm nhiều stress sẽ có tỷ lệ tử vong tăng 30%, nhưng nếu họ dành thời gian quan tâm giúp đỡ mọi người, tỷ lệ tử vong sẽ tăng 0%.

Điều tuyệt diệu hơn nữa, Oxytocin còn có tác dụng rất tốt cho tim mạch, bởi vì nó giúp tế bào tim tái sinh, như viên thuốc chữa lành những tổn thương trong bạn, vì thế giúp bạn dễ phục hồi hơn sau stress.

Tóm lại, hãy tự tin vì cơ thể của bạn “biết” stress vì đó là phản ứng cần thiết với những gì bạn lưu tâm và là một cách tuyệt vời để bạn thích nghi với thế giới. Tim đập nhanh ư? Bạn đã sẵn sàng cho hành động. Hơi thở gấp gáp ư? Tuyệt thôi, bạn sẽ có nhiều oxy cho não. Máu tăng cao ư? Chẳng vấn đề gì, điều này giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn!

Hãy sử dụng công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề ĐẦU TIÊN của Việt Nam để có được đội ngũ làm việc hiệu quả hơn, link MIỄN PHÍ: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

https://goo.gl/hrdtmE

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

3 KIỂU ỨNG VIÊN DỄ BỊ LOẠI NGAY TỪ VÒNG ĐẦU


3 KIỂU ỨNG VIÊN DỄ BỊ LOẠI NGAY TỪ VÒNG ĐẦU











Có muôn vàn lý do khiến một ứng viên không qua được một, thậm chí tất cả các vòng tuyển dụng của một công ty. Tuy nhiên, chưa nói tới các kỹ năng, kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc, nếu mắc phải các lỗi cơ bản sau thì bạn sẽ rất khó lọt qua vòng sơ tuyển của nhà tuyển dụng.


1. Thiếu tự chủ


Một biểu hiện dễ nhận thấy ở ứng viên thiếu tự chủ là tại phần thông tin liên lạc trong CV hay hồ sơ ứng tuyển, thay vì để số điện thoại và email cá nhân, họ lại để lại thông tin liên lạc của người thân, mặc dù trên thực tế họ có sử dụng cả 2 phương tiện liên lạc này.

Một người chưa biết làm chủ cơ hội được làm việc của mình, không sẵn sàng nhận cuộc gọi, email mời tham dự vòng tuyển dụng từ nhà tuyển dụng thì rất khó để nói rằng họ đã thực sự mong muốn được đi làm, hay có thể tự quyết định việc mình muốn làm.

2. Không quan tâm tới cơ hội của chính mình


Được mời tham gia phỏng vấn tuyển dụng đồng nghĩa với việc bạn đang tới gần hơn với cơ hội của mình, bởi không phải CV hay hồ sơ xin việc nào cũng đủ tiêu chuẩn để qua được khâu xét duyệt trên giấy. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên lại để vuột mất cơ hội đi tiếp vào vòng trong chỉ vì khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng, họ không thể nhớ chính xác mình đã ứng tuyển vào vị trí gì, không nhớ nổi yêu cầu về công việc mà mình ứng tuyển.

Với kiểu ứng viên đó, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi liệu họ có đủ niềm đam mê với công việc này hay không khi chính bản thân họ không quan tâm một cách đầy đủ tới những gì mình đang làm?

3. Không sẵn sàng với lựa chọn của mình


Không chắc chắn muốn làm tại vị trí mình đã ứng tuyển, hỏi sang cả vị trí khác và phân vân muốn chuyển sang vị trí khác vì lo sợ không trúng tuyển ở vị trí hiện tại... là những “điểm trừ” mà nhiều người khi đi xin việc mắc phải.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Có phải bạn đang tìm việc chỉ với duy nhất một lý do là bạn cần có một công việc tạm thời, thay vì có đôi chút sự thích thú và mối quan tâm tới nó? Liệu bạn có đủ nhiệt huyết với công việc mà chính bản thân cũng không dám chắc mình yêu thích và hiểu về nó?

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

KHI NGƯỜI TA BÁN TUỔI TRẺ VỚI CÁI GIÁ QUÁ RẺ


KHI NGƯỜI TA BÁN TUỔI TRẺ VỚI CÁI GIÁ QUÁ RẺ


Tình cờ đọc được bài viết của một người bạn về những người Việt trẻ mà anh ấy gặp tại nước ngoài làm bản thân nhớ tới một số bạn trẻ tại các khóa học mà mình giảng dạy. Có bạn hào hứng với những ý tưởng, dự định ở tuổi 25, có người bắt đầu mọi thứ với hai bàn tay trắng khi 30 hay có người nếm mùi thất bại ở tuổi 33, 34…. Nhưng hơn tất cả là khát khao, quyết tâm để làm chủ cuộc đời, vận mệnh của chính mình.

Sức mạnh và ý chí của tuổi trẻ là thứ vũ khí khổng lồ có thể làm nên những thứ VĨ ĐẠI. Một người đã từng nếm mùi thất bại tới 5 lần như tôi cũng có rất nhiều điều phải học hỏi từ những bạn trẻ ấy. Nói để thấy rằng, sức mạnh nội tại trong mỗi người là nguồn năng lượng vô tận nhưng bạn phải tỉnh táo để nắm bắt nó và biến đó thành thành công của chính mình.

Xin phép chia sẻ bài viết mà bản thân tôi rất thích những luận điểm mà tác giả đưa ra. Có thể bạn đã từng đọc nó ở đâu đó rồi nhưng hãy cho phép mình đọc lại một lần nữa để ngẫm thêm vì ở mỗi thời điểm, quan điểm của bản thân về thành công, cuộc sống và những danh vọng lại có những thay đổi mà chính bạn cũng không ngờ tới. Thân tặng bạn bài viết dưới đây:

Khi người ta bán tuổi trẻ với cái giá quá rẻ


Ta cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng.

Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.

Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan… Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn – vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền… cà phê”.

Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì… quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.

Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.

Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!



“Nếu bạn không tiến lên thì bạn sẽ thụt lùi”


Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.

Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.

Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.

Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.

Số phận nằm trong tay bạn


Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.



Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 – 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 – 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.

Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách… vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để… ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó… ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.

Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa…. chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.

Hãy hiểu mình, hiểu TÍNH CÁCH, SỞ THÍCH, NĂNG LỰC của mình để thành công bền vững tại link MIỄN PHÍ: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

https://goo.gl/EDHVnU

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

CÂN BẰNG TRONG THẾ GIỚI ĐẦY ĐẢO ĐIÊN


CÂN BẰNG TRONG THẾ GIỚI ĐẦY ĐẢO ĐIÊN


Trong một thời đại phát triển vũ bão như hiện nay, việc người ta ào ào đến công ty làm việc, chạy vội về nhà, ăn cơm rồi lại tiếp tục làm việc chẳng còn gì xa lạ.

Có người thậm chí gắn mình với công việc gần hết thời gian trong ngày ngoại trừ thời gian đi ngủ. Áp lực đến từ công việc để bươn chải ngoài xã hội hay ganh đua với một thế giới đang vùn vụt trôi khiến bạn trở nên choáng váng.

Và đôi lúc, bạn thậm chí không thể chơi với con mặc dù thấy chúng đang cô đơn.

Bạn thậm chí không còn kịp nhớ đã bao lâu mình không gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe của mẹ.

Đôi lúc bạn thấy thật hoảng loạn khi phải lo chu toàn mọi thứ - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Sẽ còn rất nhiều điều “thậm chí” nữa và không chỉ có mình bạn trở thành nạn nhân của áp lực công việc và bỏ quên cuộc sống ngoài công việc.

Thế nên, cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn là một vấn đề thách thức khả năng của bạn. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng các nguyên tắc, chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên thế cân bằng cần thiết để đảm bảo bạn thể hiện đúng trách nhiệm và tận hưởng đủ đầy công việc lẫn cuộc sống ngoài công việc.

1. Vạch ra ranh giới giữa công việc- cuộc sống


Nguyên tắc này rất cần thiết cho những ai cứ bị cuốn vào công việc mà lãng quên những thứ quan trọng khác. Hãy thử trả lời câu hỏi “Công việc quan trọng hơn hay cuộc sống của bạn quan trọng hơn?” Nếu câu trả lời của bạn là cả hai thì hãy dành sự tôn trọng thích đáng cho cả công việc lẫn cuộc sống của bạn.

2. Thêm thời gian ngoài công việc vào lịch trình của bạn


Nếu bạn đang tạo lịch trình cho công việc của mình thì tốt thôi, hãy tạo thêm một phần khác trong lịch trình và đặt cái tên thú vị nào đấy, “Cuộc sống của tôi” chẳng hạn. Hoàn toàn tách bạch công việc của bạn ra khỏi nơi đó mà trong đó chỉ có thể là “10h đi ăn cơm với gia đình”, “8h tối xem phim cùng con”,…

Bạn nhìn vào lịch trình và chờ đợi những gì sẽ diễn ra cũng giống như chờ đợi việc đi gặp mặt đối tác vậy. Nếu bạn không thể bỏ lỡ công việc trong lịch trình của bạn, thì cũng đừng tạo lý do đổ lỗi cho việc bạn quá bận mà bỏ lỡ những thứ khác trong cuộc sống.

3. Kiểm soát công nghệ


Công nghệ có thể là người hầu tuyệt vời nhưng là một ông chủ tồi, vì vậy bạn phải làm chủ nó. Công nghệ đã phá bỏ rào cản không gian để lấn chiếm thời gian rảnh rỗi của bạn với những thông báo mail đến, tin nhắn… ngay cả khi bạn ở nhà. Nó gắn chặt bạn vào bàn làm việc khiến bạn chẳng còn muốn đi đâu nữa.

Đừng để công việc phá hủy thời gian bạn chơi cùng con - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Trong nghiên cứu về cân bằng giữa công việc và cuộc sống của sinh viên Đại học Havard, một nhà lãnh đạo cho biết: “Quá trình nhận thức diễn ra khi bạn thoát ra khỏi sự điên cuồng với đám email”. Vì vậy, nếu đang ở nhà, hãy chỉ dành thời gian cố định nào đó để check mail, tránh tình trạng bạn phải “ngụp lặn” với công việc. Còn nếu thấy cần thiết, bạn có thể thẳng thừng nói “không” với email.

4. Xây dựng cầu nối tình thương


Sau ánh hào quang mà bạn đạt được, bạn luôn cần có nguồn lực hỗ trợ rất lớn từ phía sau. Đó có thể là gia đình, là bạn bè của bạn.

Chỉ đơn giản là chia sẻ công việc nhà, thì bạn đã bớt được thêm vài gánh nặng - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Hãy chia sẻ áp lực công việc mà bạn đang gánh phải với những người thân yêu, để họ lắng nghe và thông cảm cho bạn. Đặc biệt, khi bạn đã lập gia đình, bạn nên chia sẻ tầm nhìn chung với người bạn đời. Ví dụ, cả hai cùng chia sẻ việc nhà, chia sẻ mối quan tâm của nhau và cùng thống nhất dành thời gian cuối tuần cho con…Khi chỉ có một mình bạn tự thực hiện, nhiệm vụ đó có thể khiến bạn chùn bước. Nhưng một khi đã có người thực hiện điều đó cùng bạn, bạn được tiếp thêm rất nhiều động lực để hoàn thành đấy.

Khi bạn có được một đội ngũ làm việc hiệu quả thì bạn dễ dàng đạt được thế cân bằng trong cuộc sống, hãy vào link MIỄN PHÍ này để có được đội ngũ làm việc phù hợp với tính cách, sở thích, năng lực: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

https://goo.gl/Eza45G

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

“TUYỂN NGAY CHO TÔI MỘT NGƯỜI LÀM VIỆC HIỆU QUẢ”


“TUYỂN NGAY CHO TÔI MỘT NGƯỜI LÀM VIỆC HIỆU QUẢ”


“Đâu ra cha nội, tui tìm suốt 2 năm…oải luôn nè”

“Khổ ghê, việc triển khai chiến lược gặp khó khăn quá xá vì thiếu người làm việc hiệu quả”

Chỉ là cuộc tìm kiếm người làm được việc thôi mà CEO và Giám đốc Nhân sự đã “bở hơi tai”, huống hồ chi đến việc tìm nhân tài giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Đề tài này nói mãi, nói từ cấp trung ương đến địa phương, đến từng người đảm nhận việc quyết định tuyển dụng trong doanh nghiệp, đến ngày nay thì “đâu cũng vào đấy, vì thị trường lao động như vậy rồi”. Kết thúc cuộc trò chuyện thường là câu kết đầy bất lực cũng như đầy sự ngao ngán về nguồn lao động của Việt nam.

Vấn đề nằm ở đâu thì ai cũng biết rồi, bàn mãi, nói mãi rồi cũng….để mai tính mà thôi và cứ thế, hầu như trong doanh nghiệp nào cũng có lúc nghe câu: “Tuyển ngay cho tôi một người làm việc hiệu quả” để thay thế người hiện tại. Khi thay thế được người hiện tại thì thật ra trong lòng cũng hồi hộp với người mới.

Cái vòng luẩn quẩn cứ thế mà chạy mãi, chạy mãi…

Có chiến lược khác biệt, cùng đội ngũ năng động, sáng tạo đạt được KPI là niềm mơ ước của mọi doanh nghiệp.


Đến một ngày trời xui đất khiến như thế nào mà công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề được ra đời để phục vụ cho sứ mệnh “Phát triển con người, Phát triển doanh nghiệp, Phát triển đất nước”. Công cụ này gồm sách và phần mềm online để không những phục vụ cho việc chọn nghề, hành nghề phù hợp với từng cá nhân mà còn phục vụ cho doanh nghiệp trong việc cơ cấu tổ chức, hệ thống KPI (Key Performance Indicator) cho từng chức vụ để việc đánh giá hiệu quả làm việc đúng trọng tâm và có hiệu suất cao hơn. Đặc biệt hơn, công cụ còn có bộ đánh giá năng lực chuyên nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có công cụ cụ thể lọc tuyển ứng viên hiệu quả, tránh tối đa việc ứng viên tự khai năng lực giải quyết công việc khiến cho doanh nghiệp rất mất thời gian để lọc hồ sơ, đọc hồ sơ, phỏng vấn lọc,…Công cụ này sẽ giúp cho học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh và người sử dụng lao động sẽ cùng nhìn một hướng về hiệu quả của từng công việc, từng chức vụ cụ thể.

Chính vì thế mà Ban Tổ Chức Guinness Việt Nam đã có nhận xét "...mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng và xã hội, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh, sinh viên, người lao động,… nên Tổ chức Kỷ lục Việt Nam rất trân trọng và đánh giá cao tính nội dung của kỷ lục này...". Dĩ nhiên để có được những lời có cánh từ Tổ chức này, quyển sách đã phải trải qua quá trình thẩm định hồ sơ khắc khe, độc lập và khách quan nhất theo đúng các thông lệ về quy định từ Tổ chức Guinness Việt Nam. Và cuối cùng một kỷ lục mới cho sách BẠN LÀ TRIỆU PHÚ – Công cụ Chọn nghề, hành nghề được ra đời.

Kỷ lục Guinness được xác lập cho sách Bạn Là Triệu Phú của CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO BALANCE


Con đường “Phát triển con người, Phát triển doanh nghiệp, Phát triển đất nước” còn dài, còn nhiều chông gai rất cần nhiều nỗ lực, hành động cụ thể của mỗi người Việt, đặc biệt là những người làm giáo dục và doanh nghiệp.

Riêng với công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề ĐẦU TIÊN của Việt Nam - Bạn Là Triệu Phú đang góp phần định hướng nghề từ gốc rễ vấn đề không những cho đối tượng tương lai sẽ trở thành người lao động mà còn cho người lao động và người làm chủ có cơ hội hành nghề theo yêu cầu thực tế của thị trường cũng như của chuẩn mực chuyên nghiệp, bài bản của nghề. Không những thế, việc kêu gọi “quốc gia khởi nghiệp” mà lại không có những công cụ thực tế, hữu dụng hỗ trợ thì e rằng “thế hệ nợ” sẽ xảy ra, chính vì thế Thủy Nguyễn - Kyluc.vn đã nhận định “Nghề nghiệp luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, xã hội” và công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề - Bạn Là Triệu Phú là “Nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện nay” là vậy.



https://goo.gl/pFJYeZ

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CÓ PHẠM 5 LỖI QUẢN TRỊ NÀY KHÔNG?


GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ CÓ PHẠM 5 LỖI QUẢN TRỊ NÀY KHÔNG?


Ta thường nghe nói "Khách hàng là Thượng đế" nhưng dưới con mắt của các nhà quản trị, chính nhân viên mới thực sự là thượng đế. Theo đó, cần phải đặt nhân viên lên hàng đầu để khách hàng có cơ hội trở thành thượng đế!

"Nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty". Doanh nghiệp nào cũng thuộc nằm lòng câu nói này, nhưng ít ai nghĩ ngược lại: Tại sao công ty nào cũng có "tài-sản-quý-giá-nhất" nhưng có công ty mạnh, công ty yếu; có công ty phát triển bền vững và trường tồn, có công ty khốn khó, yểu mệnh?

Nhân sự rõ ràng là câu chuyện trung tâm của mọi doanh nghiệp ở mọi thời đại! Đặc biệt, trong một thời đại đầy biến động, đổi thay và ngổn ngang như thời kỳ khủng hoảng hiện nay, câu chuyện này càng phải được kể lại, nhìn nhận lại, thậm chí viết lại để mỗi doanh nghiệp nhanh chóng thoát khỏi "bĩ cực" của khủng hoảng và sớm bước vào "hồi thái lai".

Và nhân vật chính của câu chuyện nhân sự ở bất kỳ doanh nghiệp nào, chính là: Giám đốc Nhân sự /Chief Human Resources Officer (gọi tắt là "CHRO" hoặc CPO – Chief People Officer).

CHRO không chỉ là một "cái chức", một cái chức rất to trong công ty, mà còn là một "cái nghề", một "cái nghề" chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.

Trong xu thế phát triển không ngừng của thế giới ngày nay, Việt Nam muốn theo kịp xu thế phát triển này thì cần nhìn nhận tích cực vai trò của Giám đốc Nhân sự. Tính then chốt trong đặc thù chuyên môn của Giám Đốc Nhân Sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng có bao nhiêu người trong số các Giám Đốc Nhân Sự hiện nay hiểu rõ điều này? Bao nhiêu % Giám đốc Nhân sự hiểu đúng vai trò của mình để có những quyết định, hành động phù hợp với sự hiểu biết này?


Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (Nguồn: Công ty tư vấn & đào tạo Balance)


Rất đơn giản. Ai đã (hoặc đang) làm Giám đốc Nhân sự hãy xem mình có phạm 5 lỗi quản trị này hay không:

⇒ Không tham gia trong quá trình xây dựng chiến lược (Không biết vai trò của Giám đốc Nhân sự là phải tham gia hoặc không được tham gia vì chưa có sự tin tưởng của người điều hành).

⇒ Không hiểu chính xác, cũng như không thể triển khai mối liên kết của quá trình xây dựng chiến lược & thực thi chiến lược với hệ thống quản trị nguồn nhân lực.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đến nơi đến chốn, không đem lại bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

⇒ Xây dựng chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực không có tính liên kết, không thật sự thúc đẩy sự học hỏi & phát triển cùng sự phát triển của doanh nghiệp.

⇒ Luôn bận rộn với cả tá công việc sự vụ (Do không thực hiện được 4 việc chính trên).

Khi đa số các Giám đốc Nhân sự Việt Nam không phạm 5 lỗi quản trị này thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phát triển vượt bậc, người lao động Việt Nam sẽ có được thu nhập cao và đất nước sẽ phát triển.

Để Việt Nam có thể hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới, người lao động Việt Nam hưởng được nhiều lợi ích nhất từ việc hòa nhập, tránh tối đa việc loay hoay, mất phương hướng về nghề nghiệp thì rất cần có sự định hướng nghề nghiệp bài bản, chuyên nghiệp. Với sứ mệnh “Phát triển con người, phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nước” những chuyên gia của Công ty Balance đã từng đảm nhận các chức vụ Giám đốc Điều hành, Giám đốc Chiến lược, Giám đốc Nhân sự phát triển ra công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề ĐẦU TIÊN của Việt Nam nhằm giúp các Giám đốc Nhân sự có được công cụ hành nghề chuẩn mực nhất cho bản thân, đồng thời sử dụng cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo & phát triển người lao động.

Lần đầu tiên tại Việt Nam có công cụ đánh giá năng lực chuyên nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có công cụ cụ thể lọc tuyển ứng viên hiệu quả, tránh tối đa việc ứng viên tự khai năng lực giải quyết công việc khiến cho doanh nghiệp rất mất thời gian để lọc hồ sơ, đọc hồ sơ, phỏng vấn lọc,…

Đặc biệt hơn nữa, trong quyển sách Bạn Là Triệu Phú – Công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề – có đầy đủ hệ thống các KPI (Key Performance Indicator) cho các phòng chức năng rất cụ thể, chính xác trọng tâm hiệu suất của từng chức vụ trong doanh nghiệp.

Lợi ích của KPI với sự phát triển tổ chức và nghề nhân sự trong quyển sách Bạn Là Triệu Phú.


Để góp một phần cho sự bức phá mạnh mẽ của sự phát triển Việt Nam, rất cần sự hiệp lực của các bên liên quan, trong đó Giám đốc Nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự hiệp lực này và hiển nhiên Balance đã hiệp lực bằng hành động cụ thể, đó là công cụ Chọn nghề, Hành nghề, đó là công cụ đánh giá năng lực bài bản, đó là hệ thống KPI,…bất cứ ai có nhu cầu về đánh giá năng lực đều có thể sử dụng thử hoặc trả mức phí rất căn bản – Vì đây là hành động góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

Chia sẻ của tác giả sách Bạn Là Triệu Phú, công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề – Huỳnh Thị Thu Hằng – đồng thời là Chuyên gia tư vấn Quản trị doanh nghiệp, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn Nhân lực cho các tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng: ABBANK, XLE, SAIGONHEAT, MEDSON, SFC, BKC, VIETUC, Hoàng Đức, …. Và một số trường Đại học – Cao đẳng.

https://goo.gl/oKFDmF