Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP – NHÂN SỰ PHẢI BỊ GIẢI PHẨU ĐẦU TIÊN

1.     Thực trạng tỉ lệ tăng năng suất tại Việt Nam - so sánh với các nước cùng khu vực

Tăng năng suất lao động là thành tố đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP năm 2017, cao hơn khá nhiều so với mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn 2000-2012. Vì vậy, tăng năng suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đang có một khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các ngành, cũng như khi so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 9.894 USD, tức chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,5% Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% Lào.
Cần hiểu thêm, năng suất lao động là một chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, tận dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Nếu không tăng nhanh năng suất lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP.
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất lao động Việt Nam thấp chính là các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển đã đặt trọng tâm thiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm vốn đầu tư, mở rộng thị trường và ngành nhưng chưa thực sự nhìn nhận lại cơ cấu tổ chức của mình đã hợp lý và hiệu quả chưa, hay liệu vẫn còn nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, chưa tận dụng được lợi ích từ phòng nhân sự dẫn tới phát sinh chi phí vận hành mà hoạt động không hiệu quả, chưa nhất quán và không bền vững. Đứng trước thực trạng này, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nên được chú trọng như một công việc thường niên của bạn quản trị để xem lại và đề xuất hướng xử lý các tồn đọng hiện tại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

2.     Tái cấu trúc DN
Tái cấu trúc doanh nghiệp thường được hiểu là quá trình tổ chức, sắp xếp lại mô hình quản trị (cơ cấu tổ chức, sơ dồ tổ chức, quy trình – quy chế, chức năng nhiệm vụ, chính sách thu nhập – khen thưởng – kỷ luật …) của doanh nghiệp dựa trên kết cấu cũ nhằm làm mới nội tại của doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu hoạt động hiện tại, giúp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính cạnh tranh góp phần xây dựng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Thông thường, khi doanh nghiệp gặp phải nhiều vấn đề hoặc sai lầm trong cơ cấu nội tại khiến các hoạt động không hiệu quả thậm chí là trì trệ, đứng trước nguy cơ tan rã, phá sản. Chính lúc này việc tái cơ cấu doanh nghiệp được đề xướng như một giải pháp cấp thiết nhất để cứu vãn thực trạng của doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp tái cấu trúc doanh nghiệp trong hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh nghiệp chuyển mình thành công.
Điển hình là trường hợp tái cấu trúc lĩnh vực kinh doanh của  Tập đoàn PAN (PAN). Trước đây, PAN là một công ty chuyên thực hiện kinh doanh ngành nghề vệ sinh công nghiệp. Với tham vọng tăng trưởng cao và mở rộng quy mô hoạt động, PAN đã thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói có thương hiệu. Thông qua việc đầu tư, mua lại các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, PAN đã hoàn thiện chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, củng cố vị thế trong ngành đem lại tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm.
Tái cấu trúc là một công việc khó do tâm lý tự nhiên là luôn chống lại sự thay đổi từ lãnh đạo cho tới các thành viên khác trong tổ chức. Vì vậy, tái cấu trúc thường chỉ được thực hiện khi đà phát triển của doanh nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn là bắt buộc phải làm để tồn tại tránh bị phá sản. Tuy nhiên, nếu cấp quản lý có đủ năng lực và tầm nhìn, việc tái cấu trúc doanh nghiệp thường niên ngay cả khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động ổn định, dòng doanh thu không có nhiều biến động tiêu cực sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết triệt để các bất cập nhỏ trong nội bộ doanh nghiệp, gia giảm các nguy cơ tiềm ẩn tạo ra khủng hoảng, ảnh hướng xấu đến nền tảng doanh nghiệp ngay lập tức. Việc này giúp doanh nghiệp liên tục rà soát lại nội bộ và giảm thiểu tối đa chi phí giải quyết khủng hoảng phát sinh.

3.      Vì sao Nhân Sự là bộ phận phải được giải phẫu đầu tiên

Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nhân sự là mối bận tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo. Trong bất cứ tổ chức nào, con người chính là nguồn tài nguyên chưa được khai thác lớn nhất và đắt đỏ nhất. Tiềm năng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, thành tích và lợi nhuận cao nhất của mỗi tổ chức hoặc doanh nghiệp nằm ở các kỹ năng và khả năng của con người.
Và theo Robert Half và các cộng sự, một người bình thường hay làm việc ở mức khoảng 50% năng lực của họ. 50% còn lại bị lãng phí phần lớn trong suốt cả ngày vào các cuộc trò chuyện phiếm với đồng nghiệp hoặc Internet, thời gian đến muộn, về sớm, nghỉ giải lao, uống cà phê và ăn trưa cũng như xử lý các việc cá nhân. Các lý do gây lãng phí thời gian này là một trong những kẻ bòn rút tài chính lớn nhất ở bất kỳ tổ chức nào, là thứ khiến mọi người không có động lực và đủ sự tập trung vào công việc của họ. Khai thác 50% thời gian chưa được sử dụng thích đáng ảnh hưởng đến mức tăng năng suất lao động của nhân viên thực sự là một thách thức của các nhà quản trị.
Bên cạnh đó, chi phí triển khai, đầu tư vào việc tuyển dụng và đào tạo liên tục chiếm phần lớn toàn bộ ngân sách vận hành của doanh nghiệp. Theo Tổng cục  thống kê, bên cạnh chi phí vốn hàng hóa bán ra, chi phí hoạt động của các công ty nói chung gồm khoảng 65% tiền lương kèm các lợi ích cho nhân lực và chỉ 15% chi cho mọi thứ khác từ tiền thuê mặt bằng, điện, nước đến chi phí cho các hoạt động vận hành và phát triển khác như marketing, R&D,… Gánh nặng về chi phí là thành tố tiên quyết chi phối đến sự cân nhắc của CEO trong việc cơ cấu lại nhân sự sao cho  hợp lý và hiệu quả để doanh nghiệp vừa chạm được vào lợi nhuận trong đồng vốn đầu tư cho nhân sự vừa tiết kiệm chi phí vận hành cho tổ chức.
4.                 Chức năng của Balance
Balance thấu hiểu nỗi băn khoăn, lo lắng của các Doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp Phòng Nhân Sự Nối Dài để giúp Doanh nghiệp không còn phải bận tâm về việc gia giảm chi phí nhân sự nhưng vẫn sờ, chạm được lợi nhuận đến từ phòng nhân sự. Quá trình tái cơ cấu của quý doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Với sứ mệnh phát triển con người, phát triển đất nước, có hơn 20 năm kinh nghiệm tại các tập đoàn với nhiều loại hình ngành nghề khác nhau, không ngừng nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, BSC, thiết lập KPI, hay các bài kiểm tra đánh giá năng lực, CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO BALANCE hoàn toàn tự hào là công ty tư vấn tốt nhất, đạt TOP 3 trên cả nước để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo của công ty mình. Lấy phương pháp luận về năng lực phải song hành với hiệu quả làm việc làm nền tảng cho việc đánh giá, xếp hạng và phân loại ứng viên, tư vấn hiệu quả hoạt động các chức năng nhân sự khác sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và yên tâm về đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Tổng Giám Đốc SAIGONBOOKS chia sẻ: “Chuyên gia Balance đã cho chúng tôi thấy được quá trình cụ thể, thực dụng và chi tiết trong từng giai đoạn.”



Quy trình triển khai Phòng Nhân Sự Nối Dài
Phòng Nhân Sự Nối Dài được xây dựng nhằm mục đích đem đến chiến lược nhân sự bài bản và dài hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần nào giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều bất cập, tiết kiệm thời gian và chi phí về cơ sở vật chất để tập trung đầu tư vào các hoạt động khác góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững hơn. Với các bước thực hiện:
1.  Tư vấn nhân sự nối dài (2 tuần): phân tích nhu cầu cùng với dữ liệu có sẵn để đưa ra chiến lược nhân sự và kế hoạch hành động phù họp
2.  Vận hành – giám sát (3 tháng – 1 năm): triển khai các chức năng nhân sự theo mục tiêu chiến lược đã thống nhất tạo nền tảng nhân sự cho toàn công ty
3.  Xây dựng phòng nhân sự hiện đại (3 - 6 tháng): tìm nhân sự phù hợp và chuyển giao các hoạt động
4.  Bảo hành đánh giá (2 năm): thay thế, bổ xung, đào tạo theo định kỳ
Hãy liên hệ số hotline 0912.420.006 để được Phòng Nhân Sự Nối Dài phục vụ và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

NHƯ HUYỀN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét