Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Áp dụng phương pháp Balanced Scorecard (BSC) vào quản trị doanh nghiệp

Người quản lý doanh nghiệp giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà là người có thể hiểu được tổng quát tình hình công ty và điều khiển nó. Tất nhiên điều đó không hề dễ thực hiện, nếu bạn nhìn vào thực trạng quản lý doanh nghiệp của các công ty vừa và nhỏ hiện nay, có thể thấy rõ.

Các CEO gần như quản lý doanh nghiệp theo kiểu “lái xe nhìn lùi’’nghĩa là chỉ nhìn vào kết quả tài chính mô tả kết quả những hoạt động đã xảy ra để đánh giá hiệu quả lao động của doanh nghiệp mà không có cái nhìn tổng thể trong-ngoài công ty cũng như chủ động thực hiện hay lên kế hoạch dự án trong tương lai, khiến cho chính bản thân chính doanh nghiệp tự thu hẹp tầm nhìn. Cách quản lý này trong thời kỳ cũ có vẻ hiệu quả nhưng trong thời đại thông tin hiện nay phương pháp này không khác gì “mồ chôn” của doanh nghiệp. Lý do là gì ?

  • + Vì cách nhìn thiện cận bắt nguồn từ việc chỉ xem xét kết quả tài chính để đánh giá, khiến chủ doanh nghiệp không xác định được vị trí cần đầu tư nguồn lực cho các chức năng vào thời điểm hợp lý.
  •  
  • + Vì doanh nghiệp không biết định hướng tạo ra giá trị tương lai thông qua đầu tư khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và cải tiến. Hậu quả là máy móc lạc hậu, nhân lực không đủ trình độkhông bắt kịp công nghệ, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng…
  •  
  • + Vì không biết kết nối mục tiêu của các bộ phận, các cấp nhân viên không nhận ra được vai trò và vị trí của mình trong chiến lược của tổ chức kéo theo công việc hoàn thành không đúng thời hạn và mục tiêu đề ra.
  •  
  • + Vì không kiểm soát được rủi ro tiềm ẩn như sự chưa hài lòng của khách hàng, quy trình và hệ thống không theo kịp trình tốc độ phát triển, nhân lực không đủ … từ đó tạo ra sự khủng hoảng cho hoạt động của công ty trong tương lai gần.

Áp dụng phương pháp Balanced Scorecard (BSC) vào quản trị doanh nghiệp
Cách quản lý doanh nghiệp kiểu cũ nếu không thay đổi theo thời đại rất dễ đẩy doanh nghiệp đi đến thất bại

Có thể thấy, phương pháp rất quan trọng, phương pháp sai sẽ dẫn đến cách làm sai, cách làm sai sẽ dẫn doanh nghiệp đến “mồ chôn”. Vậy nếu cách quản lý theo kiểu “lái xe nhìn lùi” đã không còn hiệu quả thì tại sao chúng ta không áp dụng một phương pháp mới, tối ưu hơn, hiệu quả hơn ?

Balanced scorecard (BSC) hay tiếng Việt là thẻ điểm cân bằng đã và đang là phương pháp quản trị hàng đầu giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh. Với cấu trúc xuyên suốt góp phần liên kết sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp,thẻ điểm cân bằng được thể hiện qua bốn viễn cảnh:

1. Tài chính: Viễn cảnh quan trọng nhất giúp xác định các mục tiêu dài hạn hoặc các mục tiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp
2. Khách hàng: Là yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả tài chính vượt trội của doanh nghiệp.
3. Quy trình nội bộ: Xác định được các quy trình nội bộ cốt lõi mà doanh nghiệp cần đầu tư để trở nên vượt trội.
4. Học hỏi phát triển:  Giúp doanh nghiệp đo lường được khoảng cách năng lực giữa các nhân viên, hệ thống và quy trình tổ chức để đưa ra giải pháp giúp đạt đột phá về hiệu quả tổ chức.

Với bốn viễn cảnh riêng biệt nhưng có mối liên kết chặt chẽ với nhau Balanced scorecard định hướng cho doanh nghiệp cân bằng giữa các nhân tố tạo ra hiệu quả hoạt động hiện tại với các nhân tố tiềm lực để phát triển công ty trong tương lai. Nói cách khác BSC vừa giúp doanh nghiệp điều chỉnh hợp lý nguồn đầu tư trong ngắn hạn vừa đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.

Kaplan và Norton miêu tả BSC như một công cụ giúp nhà quản lý giữ lại các chỉ số tài chính. Kết hợp với việc đầu tư vào nguồn nhân lực, các mối quan hệ khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và cải tiến. Từ đó vừa giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và vững chắc trong dài hạn, vừa giúp doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn để nắm bắt các cơ hội của nền kinh tế mang lại cũng như chuẩn bị các thách thức trong tương lai.
 

Áp dụng phương pháp Balanced Scorecard (BSC) vào quản trị doanh nghiệp
Thẻ đểm cân bằng đã và đang là phương pháp quản trị hàng đầu giúp doanh nghiệp định hướng kinh doanh.

Có thể thấy rằng BSC với đặc điểm là phương pháp mới và phù hợp thời đại như là làn sóng thay đổi cách thức quản lý công ty một cách hiệu quả và bền vững hơn.Với hơn 65% doanh nghiệp hàng đầu thế giới (qua bầu chọn của tạp chí Fortune) đã và đang áp dụng BSC, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã áp dụng phương pháp này và đạt được hiệu quả cao. Có thể kể đến như Ngân hàng: Wells FargoCông ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh SeareficoCông ty Cổ phần Thiên SinhMobil North America Marketing and Refining (NAM&R)Philips Electronics

Tuy nhiên số công ty thành công trong việc áp dụng phương pháp này chỉ ở mức 10%.Nguyên nhân chủ yếu đến từ CEO, nhân sự chưa đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc xây dựng một quy trình BSC lâu dài - hiệu quả.

Balance thấu hiểu nỗi băn khoăn, lo lắng của các Doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp Phòng Nhân Sự Nối Dài để tối ưu, khai thác tốt hơn để CEO có thể “sờ, chạm vào lợi nhuận từ phòng nhân sự mang lại”
Để Nhân Sự trở thành đầu tư có lãi, Balance giúp Doanh nghiệp:

  • Tư vấn hệ thống quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
  • Xây dựng được lộ trình đào tạo gắn với chiến lược mà công ty bạn đề ra.
  • Cho thuê nhân sự có đủ năng lực giúp Doanh nghiệp tuyển người phù hợp có năng lực cao.

⇒ Chức năng nhân sự sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
⇒ Vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.
⇒ Vừa mang lại hiệu quả cao từ kinh nghiệm của những chuyên gia tư vấn nhân sự phục vụ cho phòng nhân sự của bạn.
 

⇒ NHANH TAY đăng ký để được nhận ưu đãi Phòng Nhân sự nối dài từ Chuyên gia Balance TẠI ĐÂY.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét