Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

ĐÃ ĐÀO TẠO NHƯNG ĐỘI NGŨ VẪN CHƯA ĐẠT KPI, VÌ SAO?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động qua đào tạo có bằng cấp tại Việt Nam tính đến tháng 03/2018 chỉ chiếm 25%. Có thể thấy, chất lượng nhân lực ở nước ta còn thấp, cơ cấu lao động bất hợp lý, đang mất sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, báo cáo cuối quý nhân viên không đạt KPI ảnh hưởng đến tiến độ phát triển và mở rộng của hầu hết doanh nghiệp.

1. Thực trạng đào tạo nhân sự tại phần lớn các DN VN


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động qua đào tạo có bằng cấp tại Việt Nam tính đến tháng 03/2018 chỉ chiếm 25%. Có thể thấy, chất lượng nhân lực ở nước ta còn thấp, cơ cấu lao động bất hợp lý, đang mất sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, báo cáo cuối quý nhân viên không đạt KPI ảnh hưởng đến tiến độ phát triển và mở rộng của hầu hết doanh nghiệp. Việc này càng chứng tỏ người có đủ năng lực để giải quyết các công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ cao trên thị trường là vô cùng khan hiếm, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tổ chức cơ cấu nhân lực và các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực nhân viên giúp đảm bảo vận hành doanh nghiệp hiệu quả cũng như tạo ra được lợi nhuận cho chính doanh nghiệp ấy.

2. Thách thức trong việc đào tạo tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy nhiên, việc triển khai và đầu tư vào đào tạo thực sự không dễ dàng đối với các CEO vì việc này ẩn chứa ba vấn đề vô cùng khó tháo gỡ:
  • Một làchi phí nhân sự chiếm phần lớn toàn bộ ngân sách vận hành của doanh nghiệp. Theo Tổng cục  thống kê, bên cạnh chi phí vốn hàng hóa bán ra, chi phí hoạt động của các công ty nói chung gồm khoảng 65% tiền lương kèm các lợi ích cho nhân lực và chỉ 15% chi cho mọi thứ khác từ tiền thuê mặt bằng, điện, nước đến chi phí cho các hoạt động vận hành và phát triển khác như marketing, R&D,… Gánh nặng về chi phí là thành tố tiên quyết chi phối đến sự cân nhắc của CEO trong việc có nên đầu tư hay không vào đào tạo nhân lực.
  •  
  • Hai là, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường vẫn chưa có đủ kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng trước và sau khi đào tạo đủ chuẩn để đo lường chính xác mức độ cần thiết, tính hiệu quả và giá trị của đào tạo. Bất cập này dẫn đến 2 việc: thứ nhất, doanh nghiệp không nhìn thấy được lợi ích của đào tạo dẫn đến xem nhẹ và không tập trung đào tạo nhân lực; thứ hai, ngay cả khi doanh nghiệp hiểu vai trò của đào tạo nhưng lại có khả năng cao sẽ lãng phí nguồn lực và chi phí vào việc đào tạo những kiến thức và kĩ năng không cần thiết cho nhân viên được đào tạo còn những kĩ năng quan trọng, đặc biệt cần để nhân viên nâng cao năng lực, phát triển bản thân thì vẫn chưa được đào tạo. Vì vậy, chi phí đã bỏ ra nhưng nhân viên không đạt KPI, doanh nghiệp không đạt chiến lược.
  •  
  • Ba là, một số nhà quản lý quan ngại về ý tưởng đào tạo nhân viên rằng  “Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta đào tạo họ và họ rời đi?” Đó là câu hỏi sai lầm dẫn đến tư duy quản lý xem nhẹ việc đào tạo. Người quản lý doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân chính của sự rời đi là gì để thực sự khắc phục được tình trạng lãng phí giá trị đào tạo thay vì suy nghĩ tiêu cực và lờ đi vai trò của đào tạo mà vô tình bỏ qua cơ hội thông qua đào tạo để có thể nâng cao năng lực của nhân viên nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Một câu hỏi khác được đặt ra “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không đào tạo họ và họ ở lại?” Khi tư duy không xem trọng đào tạo được hình thành, sẽ có rất nhiều hệ lụy kéo theo: nhân viên không được đào tạo sẽ không hiểu sâu sắc về doanh nghiệp cũng như về đặc thù ngành nghề từ đó mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ giảm, thậm chí còn làm tiêu tốn chi phí tiền lương của doanh nghiệp mà không mang lại kết quả đã đề ra.

Để tháo gỡ những khúc mắc trong việc nên hay không nên đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực, các giám đốc điều hành cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo và đào tạo thế nào mới đúng để doanh nghiệp có thể nhìn thấy được hiệu quả và lợi nhuận mà việc đào tạo mang lại.


ĐÃ ĐÀO TẠO NHƯNG ĐỘI NGŨ VẪN CHƯA ĐẠT KPI, VÌ SAO?
Đào tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhưng thách thức cần phải giải quyết

3. Tầm quan trọng của việc đào tạo liên tục, đúng hướng


Có một chân lý không thể chối cãi là trong mọi tài sản của một công ty, con người phải là yếu tố được nhìn nhận cao nhất về giá trị. Mọi nguồn lực khác đều sẽ bị khấu hao theo thời gian nhưng con người thì ngược lại. Vì vậy, việc đầu tư chi phí đào tạo ‘yếu tố con người’ liên tục sẽ giúp kiến tạo và phát triển doanh nghiệp thông qua chuổi giá trị mà nhân sự mang lại. Bất cứ khi nào nhân viên của doanh nghiệp tiếp nhận thông tin mới và khám phá ra rằng họ đang giải phóng nhiều tiềm năng hơn trong khả năng phát triển bản thân đồng thời tiến tới việc trở thành người có năng lực nhất có thể, lòng tự trọng của họ cũng tăng lên , họ cảm thấy hạnh phúc hơn bản thân họ đã từng, mà sự hạnh phúc của nhân viên lại ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động: khoa học đã chứng minh, những nhân viên hạnh phúc có năng suất làm việc cao hơn 12% và tỷ lệ thành công cao hơn  58% so với người bình thường. Chính vì lẽ đó, nếu tập trung đầu tư và dành thời gian phát triển, đào tạo “con người” đúng hướng, nhà lãnh đạo thực sự có thể làm gia tăng giá trị về năng lực, sự đóng góp và hiệu suất công việc của nhân viên với tổ chức, từ đó đạt được nhiều giá trị thặng dư hơn cho doanh nghiệp.

Phát triển bản thân và nâng cao chất lượng công việc liên tục là động lực đáng tin cậy nhất của mọi người, có khả năng thúc đẩy họ tiến đến các mức độ cao hơn về năng lực và hoạt động.

Đào tạo nhân viên là việc vô cùng cần thiết giúp tạo ra một môi trường doanh nghiệp hiệu quả. Một trong những bước đầu tiên các nhà quản lý nên làm là đưa ra một kế hoạch đào tạo cho từng nhân viên. CEO cần xác định những kỹ năng mà nhân viên cần, ngoài các kỹ năng hiện có của họ, để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho doanh nghiệp.

  • - Những công ty thành công như IBM và AT&T vô cùng đam mê và đã dành hàng trăm triệu đô la mỗi năm để đào tạo nhân viên, bởi họ biết rằng hoạt động đào tạo phù hợp mang lại hiệu quả rất cao. Theo Human Resource Executive Magazine, việc đào tạo cáckỹ năng quan trọng trong công việc cho nhân viên có thể mang lại hiệu quả gấp 10, 20 thậm chí 30 lần chi phí đào tạo trong những năm tiếp theo. Mỗi đồng vốn mà công ty dành ra để đào tạo nhân lực sẽ mang đến lợi nhuận đáng kinh ngạc.
  •  
  • - Một ví dụ điển hình khác, trong thị trường phụ tùng ô tô cạnh tranh cao, tổng công ty Danna nổi tiếng với việc dành một ngày mỗi tuần để đào tạo nhân viên của mình một cách xuất sắc. Và công ty luôn đạt định mức sản xuất vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, những người chỉ làm 5 ngày một tuần và được đào tạo ít hơn hoặc không được đào tạo. Một nhà điều hành cấp cao nổi tiếng của Danna đã nói rằng: “Lợi thế cạnh tranh duy nhất mà chúng tôi có là khả năng học hỏi và áp dụng những ý tưởng mới nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.”
  •  
  • - Hay theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ, các công ty trung bình dành khoảng 1% hoặc ít hơn trong tổng doanh thu của họ vào đào tạo những người được kỳ vọng sẽ tạo ra phần lớn tổng doanh thu. Theo nghiên cứu này, 20% các công ty hàng đầu về lợi nhuận trong ngành công nghiệp dành 3% hoặc hơn trong doanh thu tổng doanh thu của họ đào tạo nhân viên của mình. Những công ty chi từ 5% đến 10% tổng doanh thu bán hàng vào đào tạo luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất và mức lợi nhuận cao nhất trong ngành.

Giống như một đội thể thao hàng đầu có một chương trình đào tạo nghiêm ngặt và liên tục tại chỗ, một công ty hàng đầu cũng phải làm vậy bởi “cuộc sống của bạn chỉ trở nên tốt hơn khi bạn trở nên tốt hơn”. Tương tự như vậy, mọi người chỉ tốt hơn khi các nhà quản lý tốt hơn. Công ty chỉ tốt hơn khi các nhân viên tốt hơn. Và như Pat Riley, huấn luyện viên bóng rổ, đã viết, “Nếu không tốt hơn, bạn đang tệ đi.” Do đó tốc độ thay đổi đáng kinh ngạc và sự cạnh tranh trong kỉ nguyên công nghiệp 4.0, nếu quý doanh nghiệp không liên tục cải tiến, cập nhật cho tốt hơn, bạn thực sự đang tụt lại đằng sau so với những công ty đang đào tạo người của họ tiến lên một tầm cao mới.

Đào tạo và phát triển liên tục không phải là một lựa chọn. Nó không mang tính tùy chọn thực sự. Nó là một hoạt động bắt buộc để tồn tại trên thị trường ngày nay.



ĐÃ ĐÀO TẠO NHƯNG ĐỘI NGŨ VẪN CHƯA ĐẠT KPI, VÌ SAO?
Đào tạo liên tục, đúng hướng giúp doanh nghiệp tồn tại trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ

Balance thấu hiểu nỗi băn khoăn, lo lắng của các Doanh nghiệp trước những thách thức đào tạo hiện nay, bằng kinh nghiệm chuyên môn 20 năm và hiểu biết sâu sắc về chức năng nhân sự, chúng tôi đề xuất các giải pháp đào tạo của Phòng Nhân Sự Nối Dài giúp  CEO có thể “sờ, chạm vào lợi nhuận từ phòng nhân sự mang lại”. Giải pháp này của Balance gồm 2 sản phẩm chính được phát triển từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự của chính Balance nghiên cứu và phát . Sản phẩm vô cùng trực quan, đảm bảo tính khách quan, vừa có thể sử dụng chung cho cộng đồng, vừa có thiết kế đặc thù cho từng doanh nghiệp.
 

Test đánh giá năng lực online khách quan và sâu sát với đặc thù của từng ngành nghề giúp:

  • Tiết kiệm 80% chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp trong việc tuyển chọn đúng người đúng việc.
  • Chuẩn hóa hệ thống đánh giá mang tính khách quan, công bằng hạn chế tối đa việc đánh giá ứng viên bằng cảm tính.
  • Tiết kiệm 50% chi phí đào tạo nguồn nhân lực.


+ Hệ thống đào tạo E-learning

  • Phương pháp giáo dục chủ động – Công nghệ tương tác
  • Sở hữu trọn đời, được cập nhật miễn phí khi có kiến thức mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét