Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

NGƯỜI CHA CỦA ĐAM MÊ


NGƯỜI CHA CỦA ĐAM MÊ


Trong cuộc sống ai cũng phải trải qua sóng gió và lại tiếp tục bước qua nó để bước tiếp. Có người qua được nhưng có người từ bỏ. Vậy tại sao những con người kia họ lại bước qua được chứ? đó là họ mạnh mẽ, họ biết đứng lên khi vấp ngã và có cả đam mê nữa. Và câu chuyện tôi sắp kể đó là ba tôi, người cha của đam mê.



Ba tôi luôn tự khen ông là người đẹp trai, còn bà ngoại khen ba giống nghệ sĩ Kim Tử Long. Phải, bà ngoại tôi nói đúng, ba giống nghệ sĩ ở một tâm hồn yêu nghệ thuật. Ba yêu cây bút với những nét vẽ nguệch ngoạc, ông yêu cả cây đàn ghi-ta. Ông là một người yêu nghệ thuật chính hiệu.

Nhưng rồi đời không như là mơ, ba tôi rời quê lên Sài Gòn để chọn nghề mình không yêu thích là điện tử. Và buồn hơn là lớp học của ba gần lớp học vẽ. Mỗi ngày đi học ba luôn ngóng mắt nhìn lớp vẽ rồi lẳng lặng vào lớp của mình. Mỗi ngày trôi qua như thế ba cũng dần quen và cũng đã chấp nhận.

Cứ tưởng gắn bó với nghề đó lâu dài, nhưng cũng không bao lâu bao lâu lại sang Vĩnh Long học xây dựng. Học một thời gian thì bà nội sợ ba làm việc nguy hiểm nên nghỉ. Thời ba tôi là vậy đó, bị ép buộc rồi lại bị ép buộc và đó là lí do mà ba tôi chẳng bao giờ cấm cản tôi trong lựa chọn ngành nghề, ba không theo được đam mê thì ba phải cho con gái ba theo đam mê.

Con đường vẫn chênh vênh và chóng gai luôn ở phía trước. ( Ảnh minh họa)


Bỏ xây dựng, ba tôi học tập và làm việc tại cơ quan gần nhà với thời gian khá dài nhưng cuối cùng cũng vẫy tay. Đó là ba không hợp nơi bon chen của cơ quan, nơi mà có vài người thích sống nịnh nọt (hình như nơi nào cũng có)

Ba tôi lại trở về với đồng ruộng, cũng khoảng thời gian khá dài nhưng con tim ba tôi không ở nơi đó. Trong thâm tâm ông luôn sống cuộc đời của người nghệ sĩ, có chút phiêu lưu, lãng tử và đó mới là con người thật của ba tôi. Ruộng vườn ba tôi bỏ lại phía sau, mặc kệ vợ con hết lời ngăn cản nhưng ba tôi vẫn tiếp tục.

Ông tham gia cuộc thi hát và rớt. Ông đi theo đoàn nhạc của ông Tám, rồi được làm MC. Ông theo bác Tư, bác Tư đàn còn ba tôi theo phụ chở hàng mà tôi hay gọi vui là đi “chở đồ mướn”. Ba không giống như người khác, ba đã có nền tảng từ đàn ghi-ta nên việc học đàn organ cũng dễ hơn phần nào. Ba đi theo bác Tư chở đồ mướn nhưng ba biết quan sát, biết học hỏi cho cái gọi là đam mê. Và cho đến một ngày.

Với một thời thúc giục từ một người bạn ba tôi đã đánh liều ngồi lên đàn dạo bản nhạc đầu tiên khi vẫn là một người tay ngang, vẫn là một kẻ chẳng bao giờ học trường lớp nào. Càng liều lĩnh hơn, ba đã tự mình mua đàn với sự tập luyện từ những người bạn đam mê nghệ thuật xung quanh. Vài cái “show” đã được nhận và những giọt nước mắt của ba cũng bắt đầu rơi trên phím đàn. Người ta chê ba là người đàn dỡ, người ta chê ba là người đàn thua con cháu nhà họ, người ta bảo ba đừng bao giờ đàn nữa.

Nước mắt trên phím đàn là quá khứ của người nhạc công thành công (Ảnh minh họa)


Nước mắt của ba vẫn rơi nhưng ba không bỏ cuộc, ba xem đó là thách thức, gạt đi nước mắt. Ba tôi dày công khổ luyện, cuối cùng cũng trở thành một nhạc công thực thụ, minh chứng là ông rất đắt “show” trong các mùa cưới, lễ, tết.

Bạn có thắc mắc là tại sao ba tôi đã từng làm nhiều nghề và đã từng từ bỏ nhưng đến khi làm nhạc công thì lại cố gắng hết mình, biết rằng khó khăn đang chờ đợi không? Đó là đam mê đấy bạn, một người yêu nghệ thuật không thể sống với ruộng đồng, cơ quan, hay xi măng cốt thép được. Chỉ có những phím đàn mới giúp ba tôi trở lại là mình khi tuổi đời đã quá 40.

Chỉ có sống với đam mê bạn mới hạnh phúc và vui vẻ (Nguồn Internet)


Còn bạn, bạn còn quá trẻ nhưng luôn miệng nói “giá như”, luôn hối tiếc về những chuyện quá khứ không làm được. Vậy tại sao bạn không làm điều đó trong tương lai đi, đời người chỉ có một lần nên hãy hành động theo trái tim mình bạn nhé và nhớ rằng,

Không bao giờ là quá muộn khi chạy theo đam mê.

Thảo Vy

Hãy sống với đam mê của chính mình, hãy nhận biết được đam mê thật sự của bản thân khi thực hiện các bước MIỄN PHÍ tại link: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

https://goo.gl/C3KKY3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét