Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

GIAO TIẾP THUYẾT PHỤC BẰNG 8 MẸO SAU


GIAO TIẾP THUYẾT PHỤC BẰNG 8 MẸO SAU


Cái duyên trong giao tiếp có thể là từ trời phú, nhưng cũng có thể là do bản thân tự định hướng và rèn luyện trong một khoảng thời gian dài. Không phải ai cũng có thể nói chuyện thuyết phục, nhưng khả năng đó có thể tăng lên nếu như bạn áp dụng những mẹo sau đây.

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những vũ khí giao tiếp thành công


1. Hài hước


Chìa khóa để mang lại sự thu hút, thích thú và theo dõi liên tục chính là yếu tố hài hướng. Đây còn là bí quyết giúp bạn giải quyết những tình huống phát sinh bất ngờ, xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi vô cùng hiệu quả. Bỏ qua những cuộc nói chuyện nhạt nhẽo căng thẳng, hãy thêm vào chút gia vị hài hước nếu như bạn muốn không khí buổi nói chuyện trở nên thân mật và thông tin truyền đi được tiếp thu hiệu quả hơn.

2. Ngôn ngữ cơ thể


Thật nhàm chán nếu người nghe chỉ biết nhìn vào mặt, vào miệng hay vào mắt người nói để hiểu xem họ đang muốn truyền đạt cái gì. Hãy kết hợp cả với body language, câu chuyện của bạn sẽ trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều. Hơn nữa, yếu tố này cũng sẽ giúp người nói trở nên tự tin hơn, cơ thể không bị gượng gạo.

3. Hiểu sâu vấn đề như một chuyên gia


Trước khi nói cho người khác nghe và muốn họ hiểu, trước hết chính bạn phải là người hiểu nhất về vấn đề đó. Không chỉ là những ý kiến cá nhân suy luận, người nói còn phải có những tìm hiểu nghiên cứu và tiếp nhận ý kiến đa chiều, tổng hợp và đưa ra kết luận điều muốn nói. Hơn nữa, trong cuộc nói chuyện sẽ nảy sinh ra rất nhiều những câu hỏi phát sinh, nếu không am hiểu, bán sẽ tắc ngay lại ở giữa cuộc trò chuyện này.

4. Xác định đối tượng của bạn là ai?


Mỗi đối tượng sẽ thích cách tiếp nhận thông tin khác nhau tuỳ thuộc đặc điểm tính cách của họ. Kể cả khi thuyết trình trước một đám đông, cũng nên tìm hiểu sơ lược xem đa số những cá nhân trong đám đông này có tính cách, sở thích như thế nào, nên áp dụng cách nói chuyện nào với họ thì hiệu quả nhất.

5. Biết kết nối người nghe


Sự tương tác sẽ làm cho người nghe cảm thấy mình đang là một thành phần của cuộc nói chuyện, vì thế họ sẽ lắng nghe chăm chú hơn, quan tâm hơn và hiểu hơn.

6. Người nói cũng cần lắng nghe


Đừng chỉ truyền đi thôi, người thuyết trình cũng phải biết lắng nghe người khác, nghe ý kiến và phản hồi của họ. Khi mình được lắng nghe tức là mình được tôn trọng, hãy trao đổi điều đó.

7. Thuyết phục bằng bằng chứng


Suy luận cơ bản mang tính cá nhân không thể thuyết phục hoàn toàn được người nghe. Mỗi người một quan điểm. Họ sẽ chỉ tin khi có một cơ sở tiêu chuẩn chung để dựa vào.

8. Hãy là một người có tầm ảnh hưởng


Khi bạn nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng nhất định nào đó, tiếng nói của bạn sẽ trở nên thuyết phục và đáng tin cậy hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các quảng cáo đều nhờ đến người nổi tiếng làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu của mình phải không?

Đạt Vũ

Theo http://banlatrieuphu.com/bai-viet/giao-tiep-thuyet-phuc-bang-8-meo-sau-3912

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét