Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

MARK ZUCKERBERG


MARK ZUCKERBERG


Mark Elliot Zuckerberg (sinh ngày 14 tháng 5 năm 1984) là một lập trình viên máy tính và là một chủ doanh nghiệp người Mỹ. Lúc đang là một sinh viên của Đại học Harvard, anh đã thành lập website mạng xã hội Facebook với sự trợ giúp của các bạn học tại Harvard, Andrew McCollum, cũng như của những người bạn ở chung phòng ở ký túc xá Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes.



Hiện nay anh đang là tổng giám đốc điều hành của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg xếp thứ 785 trong bảng xếp hạng doanh nhân giàu có của tạp chí Forbes, với số tài sản của anh lên đến 1,5 tỷ USD.

Zuckerberg sinh ra trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái và lớn lên tại Dobbs Ferry, quân Westchester, New York. Anh đã bắt đầu lập trình máy tính từ lúc học lớp 6. Zuckerberg đã học Trường PTTH Ardsley và tốt nghiệp Phillips Exeter Academy năm 2002. Được nhận vào đại học Havard vào năm 2003 và bỏ học năm 2005 để hoàn thành dự án thành lập Facebook.

Năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Time bình chọn là nhận vật của năm. Năm 2008, Zuckerberg được tạp chí Forbes xếp hạng người giàu ở thứ 321 tại Hoa Kỳ, với một giá trị của các mạng khoảng $16.6 tỷ. Anh là người trẻ nhất xuất hiện trên Forbes 40. Trong 2009, giá trị giữ tài sản của Zuckerberg đã tụt xuống dưới $ 1.2 tỷ. Năm 2011, ước tính tài sản của anh khoảng $17.5 tỷ.

Câu chuyện

Mark Zuckerberg hiện là một trong những tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới và là người sáng lập mạng xã hội Facebook. Những bài học từ tỷ phú công nghệ này luôn là những điều cần tham khảo cho nhiều người.

1. Đam mê công việc


“Tôi chưa bao giờ thấy ai bỏ đi trước 1 tỉ USD”, Terry Semel, cựu CEO của Yahoo, đã phải thốt lên khi Zuckerberg từ chối bán lại công ty của mình cho “ông lớn” Yahoo.

Zuckerberg giải thích đây không phải vì vấn đề tiền bạc mà vì niềm đam mê của anh. Thậm chí, ngay cả khi giờ đã trở thành một tỉ phú nhưng Zuck, tên thân mật của Mark Zuckerberg, vẫn dành thời gian để viết code vào cuối tuần và kì nghỉ. Tất cả vì Zuck yêu thích và kiên trì theo đuổi những gì mình thực sự muốn làm.

Thành công đòi hỏi sự đam mê và làm việc chăm chỉ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ khi mà làm việc liên tục trong thời gian dài không phải là điều xa lạ. Do vậy, nếu bạn không yêu thích công việc, bạn khó có thể đạt tới cái đích thành công thực sự trong sự nghiệp.

2. Tập trung


Mặc dù vấp phải nhiều vụ kiện tụng, cáo buộc vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng và cả bộ phim gây nhiều tranh cãi The Social network nhưng Zuckerberg vẫn tập trung vào quản lý và phát triển Facebook. Điều này được minh họa qua thành công không ngừng và lớn mạnh của công ty.

Sự kiên trì của Zuckerberg cho thấy tầm quan trọng của việc giữ “cái đầu” luôn tập trung vào cuộc chơi. Nếu bị xao nhãng, bạn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.

3. Sẵn sàng thay đổi


“Mỗi khi đánh giá một sản phẩm, Zuck luôn nhìn với con mắt mới mẻ. Anh ấy không bị áp lực bởi những sản phẩm khác hoặc tương tự”, Andrew Bosworth, kỹ sư của Facebook, chia sẻ. “Anh ấy không quan tâm hôm qua mình đã nói gì, ngay cả khi trình bày về cùng một sản phẩm”, Bosworth nói thêm.

Tinh thần linh động này tiếp tục phát huy tác dụng khi Facebook bị ép buộc phải thay đổi sau khi vấp phải tranh cãi về tính bảo mật của mình. Trong sự nghiệp cũng vậy, bạn không thể bảo thủ và thiếu linh động. Làm như vậy sẽ khiến bản thân bạn trì trệ và không thể tiến lên phía trước.

4. Coi trọng sự giản đơn


MySpace, từng là mạng xã hội số 1 thế giới, đang phải đối mặt với nguy cơ cắt giảm nhân sự đến một nửa. Trong khi đó, Facebook “bành trướng” không ngừng. Nguyên nhân của sự đối lập này là do người dùng cảm thấy MySpace khó sử dụng, còn Facebook dễ sử dụng và tải nhanh hơn, có thiết kế đơn giản mà hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nếu bạn thắc mắc tại sao Facebook lại dùng màu xanh da trời cho giao diện của mình, lý do là Zuckerberg mắc chứng mù màu đỏ – xanh lá và xanh da trời là màu anh ấy nhìn thấy tốt nhất. Điều này cho thấy, trong công việc, bạn nên đơn giản hóa mọi vấn đề, kể cả dựa vào đặc điểm riêng của bản thân để hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

5. Thành thạo kỹ năng thuyết trình


Trong giai đoạn tranh cãi về tính bảo mật, Zuckerberg đã mất bình tĩnh và đổ mồ hôi không ngừng khi đứng trên sân khấu được ghi hình tại một cuộc hội thảo công nghệ. Khoảnh khấu xấu hổ này của anh đã lan truyền rộng rãi trên Youtube.

Tuy nhiên, nhận thấy điểm yếu của mình về khả năng diễn thuyết trước đám đông cũng như tầm quan trọng của việc truyền tải thông điệp của mình trước giới truyền thông, tới nhà đầu tư cũng như với nhân viên, “ông chủ” trẻ của Facebook đã nhanh chóng nhờ những người diễn thuyết giỏi giúp đỡ mình và hiện tại anh ấy đã cải thiện rất nhiều.

Trong sự nghiệp, bạn sẽ phải phát biểu trước ban giám đốc, đồng nghiệp, cấp dưới, thuyết phục khách hàng… không ít lần, thậm chí là hàng ngày. Vì vậy, càng thành thục kỹ năng thuyết trình, khả năng thành công của bạn càng lớn.

https://goo.gl/dnUFbn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét