Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

STRESS CÓ HẠI KHÔNG?


STRESS CÓ HẠI KHÔNG?


Nếu bạn hỏi ai đó liệu họ có bị stress không và stress ảnh hưởng tới họ thế nào, đảm bảo với bạn rằng họ sẽ dùng đầy từ xấu xa để “bôi nhọ” hay “sỉ vả” stress, chẳng hạn như: “Tôi ghét stress kinh khủng”, “Stress làm tôi mệt mỏi”, “Stress ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của tôi”.

Vâng, chúng ta đều có quan niệm rằng “Stress rất có hại đến sức khỏe”. Tất nhiên, nói như vậy cũng không sai, nhưng nó còn chưa phản ánh đúng hết sự thật. Những nghiên cứu khoa học mới về stress đã tiết lộ cho bạn những góc nhìn rất khác mà đoán chắc rằng bạn sẽ há hốc mồm kinh ngạc đấy.

Stress vẫn thường được xem như kẻ thù của tất cả mọi người - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet

1. Stress và con đường dẫn đến cái chết


Đầu tiên, hãy cùng đến với một nghiên cứu từ năm 1998, các nhà nghiên cứu phỏng vấn 30 000 người ở Mỹ với hai câu hỏi “Trong năm qua bạn bị stress bao nhiêu lần?” và “Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe hay không?”. Sau 8 năm điều tra mức độ tử vong của những người tham gia nghiên cứu thì thu được kết quả như sau: Những người gặp nhiều stress có tỷ lệ tử vong ở tuổi trưởng thành tăng 43%. Thế nhưng, điều này chỉ đúng với những người tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. Còn những người không nghĩ stress có hại thì không hề có tỷ lệ tử vong cao, thậm chí còn nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong thấp nhất nữa kìa.

Tỷ lệ chết vì stress cao hơn cả tỷ lệ chết vì HIV và các vụ giết người trong năm 2014 ở Mỹ - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Thật ghê rợn, đúng không nào? Thì ra niềm tin rằng stress có hại lại dẫn chúng ta đến gần với tử thần đến vậy. Điều này khiến bạn phải lật ngược lại niềm tin cố hữu của bạn để tuyên bố thẳng thừng rằng “Ồ, stress sao? Chuyện nhỏ!”

Nhưng bạn có biết cơ chế nào để dẫn đến kết quả thế này không? Nghiên cứu sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi của bạn.

Năm 2011, Đại học Havard tổ chức thực nghiệm về stress xã hội bằng cách cho những người tham gia làm test. Nếu người tham gia được nói là stress có lợi với họ thì họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh để tự tin và dễ vượt qua bài test, trái ngược so với những người được bảo rằng stress có hại.

Vậy rõ ràng rằng, khi bạn có niềm tin khác đi, chắc chắn cơ thể của bạn cũng sẽ phản ứng với stress khác đi. Nếu bạn tin rằng stress là một phản ứng bảo vệ cơ thể, để bạn thoát khỏi những tình huống gây stress với biểu hiện tim đập loạn xạ, hơi thở gấp gáp và áp suất máu tăng cao, thì bạn sẽ sáng suốt lựa chọn hành động thích hợp tiếp theo là đóng băng, chiến đấu hay bỏ chạy. Còn nếu bạn xem stress là kẻ thù không đội trời chung hay một mối đe dọa thật sự, thì hãy cứ vui đi vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn, điển hình như giảm độ hiệu quả của tim (dễ bị đau tim vì tim co bóp quá mức), giảm khả năng nhận thức hay ra quyết định….và đôi lúc bạn còn muốn “khóc thầm” trong lòng vì căng thẳng quá mức nữa cơ.

2. “Thần dược” Oxytocin


Dẫu sao thì cơ thể của bạn không bất công với bạn cho lắm, vì khi bạn mệt mỏi bởi stress thì tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon Oxytocin để cứu vớt bạn.

Nó thúc đẩy bạn tìm kiếm sự giúp đỡ xã hội từ những người xung quanh, “rỉ rả” vào tai họ những mệt mỏi của bạn thay vì tự mình chữa lành và nó cũng khiến bạn chú tâm hơn những người xung quanh để hỗ trợ và giúp đỡ họ.

Lúc này, Oxytocin là công cụ đầy quyền lực kết nối và thắt chặt thêm các mối quan hệ giữa con người với con người. Khi con người đến với nhau bằng tình yêu thương, stress chẳng còn là vấn đề nữa.

Oxytocin giúp bạn trở nên hòa nhập với xã hội hơn - Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Điều này đã được thực chứng bằng một nghiên cứu trên 1000 người ở Mỹ. Kết quả là, những người trải nghiệm nhiều stress sẽ có tỷ lệ tử vong tăng 30%, nhưng nếu họ dành thời gian quan tâm giúp đỡ mọi người, tỷ lệ tử vong sẽ tăng 0%.

Điều tuyệt diệu hơn nữa, Oxytocin còn có tác dụng rất tốt cho tim mạch, bởi vì nó giúp tế bào tim tái sinh, như viên thuốc chữa lành những tổn thương trong bạn, vì thế giúp bạn dễ phục hồi hơn sau stress.

Tóm lại, hãy tự tin vì cơ thể của bạn “biết” stress vì đó là phản ứng cần thiết với những gì bạn lưu tâm và là một cách tuyệt vời để bạn thích nghi với thế giới. Tim đập nhanh ư? Bạn đã sẵn sàng cho hành động. Hơi thở gấp gáp ư? Tuyệt thôi, bạn sẽ có nhiều oxy cho não. Máu tăng cao ư? Chẳng vấn đề gì, điều này giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn!

Hãy sử dụng công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề ĐẦU TIÊN của Việt Nam để có được đội ngũ làm việc hiệu quả hơn, link MIỄN PHÍ: http://banlatrieuphu.com/bai-kiem-tra

https://goo.gl/hrdtmE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét