Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

ĐỪNG NGHE NHỮNG LỜI PHÁT XÉT CỦA THẦY CÔ

ĐỪNG NGHE NHỮNG LỜI PHÁT XÉT CỦA THẦY CÔ


Tuổi thơ quay về dữ dội khi đọc những chia sẻ của những người Việt chúng ta đang trao đổi với nhau về “Bức thư gửi Phụ Huynh học sinh của một Hiệu trưởng trường Singapore” vì tôi từng là một nạn nhân của thầy cô giáo, tôi càng hiểu rõ hơn ý nghĩa của bức thư này.

“Ở xứ này có trà mốc câu rất nổi tiếng, các em có biết không?”, “Ủa, uống mốc câu có bị móc họng không ha?”, một tiếng hỏi thì thầm thay cho câu hỏi của thầy địa lý, thầy rất thính tai nên đã giận dữ gọi trò đứng lên la ỏm tỏi, sau đó là cô chủ nhiệm yêu cầu trò mời phụ huynh vào để đánh hội đồng vì cái tội hỗn láo.

Cộng thêm các giáo viên môn khác xúm vào tự động xây dựng hình ảnh – thương hiệu cho cá nhân tôi là: Một đứa học trò hỗn láo, vô lễ, lập dị vì vừa hay phát ngôn bừa bãi, vừa hay câm như hến.



Bị đánh giá “Câm như hến” là vô lễ, vì thầy cô gọi tôi lên trả bài, dù tôi có thuộc vẹt làu làu, nhưng khi đứng trước lớp là tôi đổ mồ hôi hột từ đầu đến chân, cả người run lẩy bẩy, đầu óc tan nát. Thế là, không những tôi nhận được một trứng hột vịt tròn trĩnh mà còn nhận được lời nhận xét cay nghiệt: thứ học trò vô lễ, gọi lên trả bài mà chả ứ ừ ư gì cả, chả coi thầy cô ra gì cả.

Kết quả hạnh kiểm – đạo đức – cuối năm học của tôi bị các giáo viên đánh hội đồng đạt mức: Trung bình, với câu dạy dỗ rằng: Chưa bao giờ nhà trường có học trò có đạo đức mức trung bình.

Với kết quả về đạo đức như thế này đã làm tôi lao đao 5 năm sau đó, nào là không được lên lớp dù kết quả học tập đạt yêu cầu, học lên cấp cao hơn thì bị các thầy cô khác vô cùng ngạc nhiên, lo lắng, dè chừng khi làm chủ nhiệm của lớp mà có một em có đạo đức trung bình và các thầy cô này đều nghĩ: Chắc trò này kinh khủng, kinh dị dữ dằn lắm.

Đi quá hơn nữa cuộc đời đã giúp tôi nhận ra rõ rằng: Chỉ có một thiểu số rất ít em có tính cách kiên cường mới có thể tự vượt qua được những phán xét vô tội vạ của thầy cô, phụ huynh. Còn đa số sẽ trượt dốc bởi sự ám thị mà thầy cô, phụ huynh đã nhồi nhét vào não đứa trẻ.

“Xin đừng lấy mất đi sự tự tin và phẩm cách của các Em”, không ai có quyền tước đi "ước mơ và tài năng của con trẻ".

Nguyên Ngọc (Hiện đang là CEO của một doanh nghiệp vừa)

Link bài viết đây nha mọi người: http://banlatrieuphu.com/bai-viet/dung-nghe-nhung-loi-phat-xet-cua-thay-co-3759

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét