Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO – CHÌA KHÓA CHO TƯƠNG LAI


NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO – CHÌA KHÓA CHO TƯƠNG LAI


Bạn đang là thành viên trong một nhóm học tập ở trường? Bạn siêu ghét nhỏ nhóm trưởng chuyên quyền, lúc nào cũng bắt ép bạn làm theo ý của nhỏ???

Bạn đang là nhân viên trong công ty nào đấy? Và bạn lúc nào cũng đi loa loa với những đứa bạn của mình: “Giám đốc của tui đó, tuyệt vời ông mặt trời luôn nha”.

Ây da, người ta nói “mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi cây mỗi cành nên đôi lúc bạn ghen tị muốn chết đi được vì bạn bè mình gặp được những lãnh đạo tốt, trong khi mình bị chèn ép trong cái tổ chức be bé. Tuy vậy, hãy cứ yên tâm rằng với sự phát triển vùn vụt của xã hội thì mỗi thời kỳ chúng ta lại bắt gặp một xu hướng lãnh đạo khác nhau, tương ứng với xã hội đấy. Nếu cứ mãi đi theo lối mòn sẽ rất dễ bị đào thải.

Đầu tiên, hãy cùng mình ghé mắt qua sơ đồ sau đây để điểm lại lịch sử sơ lược của các xu hướng lãnh đạo nhé. (Bật mí nha, lãnh đạo giờ đây đã thành “nghệ thuật” dẫn dắt con người, không phải dạng vừa đâu!).



Wow, quả là lịch sử “dài hơi” thật. Tuy nhiên, ở bài viết này, mình chỉ gói gọn trong việc tìm hiểu về nghệ thuật lãnh đạo hiện tại. Đó là những “Nhà lãnh đạo mới”, mà để mô tả về lãnh đạo này, người ta thường dùng từ “chuyển đổi” và “có sức hút”.

Transformational Leadership (Tạm dịch: Lãnh đạo chuyển đổi)


Tại sao gọi là “chuyển đổi”?

Tức là trong tổ chức sẽ có sự tương tác, ảnh hưởng và thay đổi lẫn nhau, chuyển đổi cả nhà lãnh đạo và những người đi theo họ. Kết quả sẽ mang lại đầu ra tích cực (ví dụ, năng suất, hiệu quả cao hơn trước).

Có 4 thành phần tạo nên lãnh đạo chuyển đổi, hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là “4I”:



Charismatics Leadership (Tạm dịch: Lãnh đạo có sức hút với quần chúng)


Không phải lãnh đạo nào cũng dùng quyền lực để thúc đẩy cấp dưới làm việc. Có nhiều nhà lãnh đạo cực kỳ khéo léo, họ vận dụng “quyền năng” của tính cách và sức hấp dẫn của bản thân để khiến cho nhân viên đồng tình với mình.

Họ khá nhạy cảm với môi trường và nhu cầu của các thành viên. Khi đang trò chuyện cùng bạn, họ sẽ dành toàn bộ sự chú ý cho bạn, khiến bạn thấy như thể mình là người quan trọng nhất thế giới ngay lúc đó. Tuy nhiên, chỉ sau đó, họ quay ngoắt sang người khác và cũng dùng thái độ tương tự để nói chuyện với người kia. Chắc bạn sẽ cảm thấy hơi choáng nhưng hy vọng sau khi đã đọc xong bài viết này, các bạn coi đó là điều bình thường.

Giá trị của những nhà lãnh đạo có sức hút tạo ra thật sự rất lớn. Dễ hiểu thôi, có thể quy tụ quần chúng đứng về phía họ mà. Tuy vậy, nó là con dao hai lưỡi đấy. Nếu họ thật sự quan tâm đến mọi người, họ có thể nâng cao giá trị, gây biến đổi tích cực cho cả tổ chức. Còn nếu họ ích kỷ và hướng lợi ích về phía bản thân, thì thôi rồi, họ sẽ khiến bạn sùng bái họ mù quáng và đầu độc tâm hồn bạn. Lúc đó, bạn dễ dàng chấp nhận những giá trị họ đề ra một cách không phê phán.

“Có sức hút” là thành phần cần thiết của lãnh đạo chuyển đổi, nhưng lưu ý rằng lãnh đạo có sức hút chưa chắc là lãnh đạo chuyển đổi. Một bên chú trọng vào chuyển đổi tổ chức lẫn những người đi theo mình; truyền cảm hứng, phát triển và trao quyền cho những người đi theo; còn bên kia có thể không muốn thay đổi bất cứ thứ gì và thường không chấp nhận những kẻ thách thức, điều này khiến lãnh đạo có sức hút không muốn trao quyền cho ai.

Hướng dẫn trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi

Những nhà lãnh đạo có sức hút tạo ra sức ảnh hưởng to lớn
Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet

Hướng dẫn trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi


Để trở thành lãnh đạo chuyển đổi, bạn cần phải có chiến lược dài hơi đó, dài hơi như chính lịch sử của nghệ thuật lãnh đạo vậy. Vì vậy, hãy cầm bút lên và ghi chú lại những điều sau đây nha:

1. Vạch ra tầm nhìn rõ ràng và hấp dẫn



Một lãnh đạo tốt không chỉ cần có “tâm” mà còn cần có “tầm”
Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Một tầm nhìn cụ thể giúp tổ chức khoanh vùng lại được mục đích, mục tiêu và những tiêu chí ưu tiên của tổ chức.

2. Giải thích cách đạt được tầm nhìn đó


Tầm nhìn cụ thể là chưa đủ mà nó cần phải khả thi. Viễn vông quá sẽ chỉ khiến chúng ta choáng ngợp, rồi lại trèo cao té đau.


3. Hành động tự tin và lạc quan:


Hãy duy trì trạng thái lạc quan về tầm nhìn bạn đề ra. Nó rất dễ lây lan, nên bạn đã thể hiện tự tin thì cũng sẽ truyền được cảm hứng cho cấp dưới. Đừng có miệng nói “Tôi cực kỳ tự tin” mà giọng nói run rẩy, mặt lo lắng nhé.

4. Sử dụng những hành động gây ấn tượng, mang tính biểu trưng để nhấn mạnh giá trị cốt lõi:


Để minh họa cho hành động này, chúng ta có thể bắt gặp ở 2 vị CEO Peters và Austin (1985). Họ đã tự hủy phiên bản kém chất lượng của công ty mà trước đó đã được bán ra như hàng “second-hand”. Hành động này để công bố rộng rãi sự cam kết tuyệt đối của họ với chính sách mới của công ty - sau này sẽ chỉ bán sản phẩm chất lượng cao.

5. Lãnh đạo bằng gương mẫu của chính mình


"Hành động tốt hơn lời nói”. Điều này cực kỳ quan trọng khi nhiệm vụ khó khăn hay gây tranh cãi. Lãnh đạo truyền được cảm hứng không phải là kẻ ngoài cuộc nhìn nhân viên của mình bước vào “biển lửa” mà chính là người dẫn dắt đội quân của mình lao vào cuộc chiến.

Ví dụ điển hình tốt nhất không ai khác chính là nhà lãnh đạo
Nguồn: Ảnh sưu tập trên internet


Nguồn tham khảo:

- Neil Anderson, Deniz S. Ones, Handan Kepir Sinangil, Chockalingam Viswesvaran (2001). Handbook of Industrial, Work _ Organizational Psychology. SAGE Publications, vol. 2.
- Gary Yukl (2010). Leadership in Organizations (7th Edition). Pearson Prentice Hall.
- Alexander Haslam, Stephen D, Reicher, Michael J. Platow (2011). The New Psychology of Leadership – Identity, Influence and Power. Psychology Press.
http://changingminds.org/disciplines/leadership/styles/leadership_styles.htm
http://www.le.ac.uk/oerresources/psychology/organising/page_09.htm



Thanh Mai

Link nguồn bài viết đây nha mọi người: http://banlatrieuphu.com/bai-viet/nghe-thuat-lanh-dao-ndash-chia-khoa-cho-tuong-lai-3609

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét