Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Văn hoá doanh nghiệp

Đây không những là yếu tố giúp điều phối và kiểm soát doanh nghiệp, tạo động lực cho nhân viên mà còn góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong mỗi doanh nghiệp đều hiện diện hai loại tài sản: tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tài sản hữu hình bao gồm bất động sản, nhà xưởng, máy móc... Là những thứ mà doanh nghiệp cần phải đầu tư không ít tiền của cũng như nhân lực để xây dựng, phát triển. Quan trọng là vậy, nhưng tài sản hữu hình chỉ tạo nên “lớp vỏ” của doanh nghiệp, yếu tố quyết định phần thắng và cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp lại chính là tài sản vô hình.

Tài sản vô hình bao gồm thương hiệu, dữ liệu thông tin, bản quyền … và tất nhiên không thể thiếu nền móng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của tổ chức là văn hóa doanh nghiệp.

Đây không những là yếu tố giúp điều phối và kiểm soát doanh nghiệp, tạo động lực cho nhân viên mà còn góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
 

Văn hoá doanh nghiệp
VHDN không những là yếu tố giúp điều phối và kiểm soát doanh nghiệp, tạo động lực cho nhân viên mà còn góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.


Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp".

Một doanh nghiệp có nền văn hóa vững mạnh sẽ đạt đến sự chuẩn hóa trong thương hiệu, củng cố niềm tin đối với khách hàng, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí khi hoạt động. Quan trọng là vậy nhưng văn hóa doanh nghiệp lại không được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng hoặc đã triển khai áp dụng nhưng thất bại do không biết cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, điều này khiến cho doanh nghiệp phát sinh nhiều vấn đề:

  • + Xung đột nội bộ, nhân viên không thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động bắt nguồn từ việc không cùng “văn hóa”. Điều này gây ra tình trạng liên kết rời rạc giữa các phòng ban khiến cho công ty không thể đạt được mục tiêu do không có sự phối hợp trong tổ chức.
  • + Nhân viên không có tâm huyết, mức độ gắn bó với công ty thấp, thiếu động lực làm việc kéo theo hiệu quả làm việc chung của công ty giảm.
  • + Doanh nghiệp không có nét riêng, không xây dựng được thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu từ đó giảm khả năng cạnh tranh với các công ty cung cấp sản phẩm tương tự

Lý do khiến các vấn đề này phát sinh có lẽ bắt nguồn từ việc khái niệm văn hóa doanh nghiệp (VHND) ở Việt Nam còn mới khiến các CEO e ngại khi áp dụng vì chưa hiểu rõ bản chất cũng như lợi ích từ việc áp dụng văn hóa doanh nghiệp mang lại.

Theo Williams, A., Dobson, P. và Walters, M “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”.

Hay có thể hiểu đơn giản văn hóa doanh nghiệp là tinh thần và quan điểm giá trị của doanh nghiệp, là những gì còn lại khi đã mất mọi thứ và là những gì còn thiếu sau khi đã có tất cả và để có một nền tảng Văn hóa doannh nghiệp vững chắc cần phải có đủ 6 yếu tố: Tầm nhìn, giá trị cốt lõi, thực tiễn, con người, sức mạnh của câu chuyện và môi trường làm việc “ mở”.

Và để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp vững vàng với đầy đủ 6 yếu tố kể trên. Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì khi đã đặt mục tiêu, các công ty sẽ phải đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức, có thể từ 5-10 năm. Với nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được gom góp từ những yếu tố nhỏ nhất và trước hết nó phải bắt nguồn từ người dẫn đầu. Vì CEO là khối óc, là trái tim của doanh nghiệp nếu CEO không thay đổi thì không thể đòi hỏi tổ chức thay đổi được. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên nói chung và đội ngũ phòng nhân sự nói riêng phải là những người đồng hành thân cận nhất với “ông lớn” của mình. Nhân sự giỏi sẽ giúp doanh nghiệp quản lý yếu tố  “con người”, yếu tố chính yếu tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

Song mọi thứ luôn có nhiều mặt của nó, có thể nói áp dụng Văn hóa doanh nghiệp là con dao hai lưỡi. Nếu thực hiện sai cách sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Không ít công ty đã thất bại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp kể cả những công ty lớn có lợi thế về tiền của cũng như nhân lực, có thể kể đến Select Comfort, nhà sản xuất giường hiệu “Sleep Number” đã phải kết thúc các các dự án liên quan đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời phải cắt giảm 22% nhân sự của công ty với thiệt hại lên đến gần 20 triệu USD vào năm 2008. Nguyên nhân đến từ nhân sự của công ty không hiểu đúng về văn hóa doanh nghiệp kéo theo quy trình xây dựng sai từ gốc.

Có thể thấy không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu phòng nhân sự có nguồn lực đủ mạnh đủ khả năng và hiểu biết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
 

Văn hoá doanh nghiệp
Không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu phòng nhân sự có nguồn lực đủ mạnh đủ khả năng và hiểu biết để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


Balance thấu hiểu nỗi băn khoăn, lo lắng của các Doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp Phòng Nhân Sự Nối Dài để tối ưu, khai thác tốt hơn giúp CEO có thể “sờ, chạm vào lợi nhuận từ phòng nhân sự mang lại”.

Để Nhân Sự trở thành đầu tư có lãi, Balance giúp Doanh nghiệp:

  • Tư vấn hệ thống quản trị nguồn nhân lực hiệu quả
  • + Xây dựng được lộ trình đào tạo gắn với chiến lược mà công ty đó đề ra
  • Cho thuê nhân sự có đủ năng lực giúp Doanh nghiệp tuyển người phù hợp có năng  lực cao

⇒ Chức năng nhân sự sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
⇒ Vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.
⇒ Vừa mang lại hiệu quả cao từ kinh nghiệm của những chuyên gia tư vấn nhân sự phục vụ cho phòng nhân sự của bạn.
 ⇒ NHANH TAY đăng ký để được nhận ưu đãi Phòng Nhân sự nối dài từ Chuyên gia Balance TẠI ĐÂY.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét