Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

5 MẸO KỲ DIỆU GIÚP THÔI MIÊN SẾP

5 MẸO KỲ DIỆU GIÚP THÔI MIÊN SẾP


Những nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng với nhiều trường hợp trong công việc, bạn có thể tranh thủ sự giúp đỡ từ sếp mà chính họ không hề hay biết điều đó. Với mẹo sau đây, bạn có thể “thôi miên” khiến những vị sếp dù khó tính nhất nhưng vẫn tự tay trao tặng cho bạn những cái hỗ trợ thật nhiệt tình.

1. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của đối phương

Các nhà tâm lý học gọi việc bắt chước ngôn ngữ cơ thể của đối phương là hiệu ứng “tắc kè bông”. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy con người sẽ phá vỡ “rào cản cảnh giác” và có thiện cảm hơn với những người có cùng cử chỉ, phong thái, biểu lộ nét mặt. Bạn có thể tạo ấn tượng và chiếm lấy cảm tình từ sếp bằng việc bắt chước một cách tinh tế tư thế ngồi, động tác cũng như kiểu nói chuyện.

2. Tập trung vào lợi ích của đối phương

Tập trung vào lợi ích của đối phương là nghệ thuật đàm phán có tính thuyết phục cao nhất. Khi bạn mong muốn sếp chấp thuận một ý kiến, một quan điểm của mình, thay vì phân tích các mặt lợi và hại, bạn nên tập trung xoáy sâu vào những ưu điểm hay lợi ích tích cực đạt được. Với cách này, bạn sẽ có thể thuyết phục sếp có cái nhìn theo chiều hướng khác hơn, đồng thời xác suất khả năng họ đồng ý cũng sẽ cao hơn.

3. Tận dụng cơ hội đối phương vừa trải qua lo âu

Một nghiên cứu tâm lý khác cho thấy khi con người vừa trải qua được tình huống lo âu, hoảng sợ, họ sẽ bước vào giai đoạn trạng thái thư giãn. Chính trong giai đoạn này là thời điểm “vàng” cho các đề nghị, vì họ sẽ rất dễ đồng ý và chấp thuận hơn so với những lúc khác. Khi con người dồn trí lực để suy nghĩ lại về những tình huống căng thẳng, áp lực vừa mới “thoát thân” có thể làm giảm khả năng tư duy, phân tích một cách lý trí với những lời đề nghị. Hãy thử sử dụng cách này nếu bạn muốn nhận được sự “ưu ái” từ sếp.

4. Sử dụng danh từ thay cho động từ

Tâm lý chung của mỗi chúng ta thường hướng về mình, lợi ích của mình hay vị trí trung tâm của mình. Điều này thường được gọi là “cái tôi” hay “bản ngã”. Đặc biệt với những vị sếp thì “cái tôi” sẽ càng mạnh hơn, nhu cầu khẳng định năng lực bản thân trước cấp dưới cũng như trước mọi người sẽ nhiều hơn. Thế nên việc sử dụng danh từ trong các câu nói sẽ có tác dụng thúc đẩy cho họ cảm thấy được những giá trị thuộc về bản thân. Ví dụ trong trường hợp bạn muốn sếp hỗ trợ giải quyết một công việc khó, thay vì bạn nói: “Giải quyết công việc này rất quan trọng”, bạn có thể nói: “Người giải quyết công việc này rất quan trọng”.

5. Đề nghị khi đối phương mệt mỏi

Tính cảnh giác luôn xuất hiện trước những lời đề nghị. Tuy nhiên, khi con người cảm thấy mệt mỏi, họ dễ bị tình trạng xao nhãng và thường nhanh chóng chấp nhận trước các lời đề nghị. Nếu bạn có ý định mong muốn hay đề nghị sếp ưng thuận một điều gì đó, một trong các thời điểm tốt nhất là vào cuối ngày làm việc. Vì khi ấy, họ gần như đã “cạn kiệt” năng lượng, sẽ không đủ tỉnh táo để suy xét quá nhiều.
Duy Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét